Giải quyết hưởng lương hưu, trợ cấp hàng tháng (đối với trường hợp người lao động đang đóng BHXH bắt buộc)

Lĩnh vực:Giải quyết chế độ BHXH
Cơ quan trực tiếp thực hiện TTHC:Cấp huyện
Nơi tiếp nhận:Trung tâm hành chính công huyện
Thời gian tiếp nhận:Từ thứ 2 đến thứ 6 và sáng thứ 7 hàng tuần (trừ các ngày nghỉ Lễ theo quy định)

 

1. Bước 1:

a) Đối với người lao động đang đóng BHXH: Đơn vị sử dụng lao động nộp hồ sơ theo quy định cho tổ chức BHXH nơi đơn vị sử dụng lao động đóng BHXH; nhận lại hồ sơ đã giải quyết từ cơ quan BHXH nơi nộp hồ sơ để giao cho người lao động.

b) Đối với người tham gia BHXH tự nguyện, người bảo lưu thời gian đóng BHXH bắt buộc và người tự đóng tiếp BHXH bắt buộc, người chờ đủ điều kiện về tuổi để hưởng lương hưu hoặc chờ hưởng trợ cấp hàng tháng theo Nghị định số 09/1998/NĐ-CP:Thực hiện nộp hồ sơ theo quy định cho BHXH huyện hoặc BHXH tỉnh nơi cư trú.

Người lao động phải trực tiếp nhận kết quả giải quyết, trường hợp không đến nhận trực tiếp thì phải có giấy ủy quyền theo mẫu số 13-HSB (bản chính) hoặc hợp đồng ủy quyền theo quy định của pháp luật cho người đại diện hợp pháp của mình nhận kết quả giải quyết hưởng BHXH.

2. Bước 2:

   - BHXH huyện tiếp nhận đủ hồ sơ từ đơn vị sử dụng lao động và người lao động, chuyển hồ sơ đến BHXH tỉnh; nhận hồ sơ đã giải quyết từ BHXH tỉnh trả cho người lao động hoặc đơn vị sử dụng lao động để trao cho người lao động.

   - BHXH tỉnh tiếp nhận hồ sơ từ người lao động hoặc từ BHXH huyện, từ đơn vị sử dụng lao động; giải quyết, trả hồ sơ đã giải quyết cho người lao động hoặc BHXH huyện, đơn vị sử dụng lao động để trao cho người lao động.

- BHXH huyện/BHXH tỉnh khi tiếp nhận hồ sơ từ người lao động hoặc từ đơn vị sử dụng lao động thực hiện đối chiếu với bản chính đối với thành phần hồ sơ là bản sao không có chứng thực và trả lại bản chính cho người lao động hoặc cho đơn vị sử dụng lao động để trả cho người lao động.

Cách thức thực hiện:

- Đơn vị sử dụng lao động nộp hồ sơ và nhận kết quả thủ tục hành chính qua dịch vụ bưu chính;

- Người tham gia BHXH tự nguyện, người bảo lưu thời gian đóng BHXH bắt buộc và người tự đóng tiếp BHXH bắt buộc, người chờ đủ điều kiện về tuổi để hưởng lương hưu hoặc chờ hưởng trợ cấp hàng tháng theo Nghị định số 09/1998/NĐ-CP: nộp hồ sơ trực tiếp tại Bộ phận một cửa cơ quan BHXH huyện hoặc Phòng tiếp nhận và trả kết quả TTHC cơ quan BHXH tỉnh.

Tên hồ sơMẫu tải về
Sổ BHXH
Quyết định nghỉ việc để hưởng chế độ hưu trí hoặc quyết định nghỉ việc hưởng chế độ hưu trí (Mẫu số 12-HSB) (Bản chính)
Biên bản giám định mức suy giảm khả năng lao động (bản chính) hoặc Giấy xác nhận khuyết tật mức độ nặng hoặc Giấy xác nhận khuyết tật mức độ đặc biệt nặng đối với người nghỉ hưu do suy giảm khả năng lao động
Giấy chứng nhận bị nhiễm HIV/AIDS do tai nạn rủi ro nghề nghiệp đối với người nghỉ hưu vì bị nhiễm HIV/AIDS

Số lượng hồ sơ: 1

A. Điều kiện hưởng lương hưu đối với người lao động đang đóng BHXH bắt buộc và người bảo lưu thời gian đóng BHXH bắt buộc:

1. Người lao động quy định tại các điểm a, b, c, d, g, h và i khoản 1 Điều 2 của Luật BHXH năm 2014, trừ trường hợp quy định tại mục 3 dưới đây, khi nghỉ việc có đủ 20 năm đóng bảo hiểm xã hội trở lên thì được hưởng lương hưu nếu thuộc một trong các trường hợp sau đây:

a) Nam đủ 60 tuổi, nữ đủ 55 tuổi;

b) Nam từ đủ 55 tuổi đến đủ 60 tuổi, nữ từ đủ 50 tuổi đến đủ 55 tuổi và có đủ 15 năm làm nghề hoặc công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm thuộc danh mục do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Bộ Y tế ban hành hoặc có đủ 15 năm làm việc ở nơi có phụ cấp khu vực hệ số 0,7 trở lên;

c) Người lao động từ đủ 50 tuổi đến đủ 55 tuổi và có đủ 20 năm đóng bảo hiểm xã hội trở lên mà trong đó có đủ 15 năm làm công việc khai thác than trong hầm lò;

d) Người bị nhiễm HIV/AIDS do tai nạn rủi ro nghề nghiệp.

2. Người lao động quy định tại điểm đ và điểm e khoản 1 Điều 2 của Luật BHXH năm 2014 nghỉ việc có đủ 20 năm đóng bảo hiểm xã hội trở lên được hưởng lương hưu khi thuộc một trong các trường hợp sau đây:

a) Nam đủ 55 tuổi, nữ đủ 50 tuổi, trừ trường hợp Luật sĩ quan quân đội nhân dân Việt Nam, Luật công an nhân dân, Luật cơ yếu có quy định khác;

b) Nam từ đủ 50 tuổi đến đủ 55 tuổi, nữ từ đủ 45 tuổi đến đủ 50 tuổi và có đủ 15 năm làm nghề hoặc công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm thuộc danh mục do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Bộ Y tế ban hành hoặc có đủ 15 năm làm việc ở nơi có phụ cấp khu vực hệ số 0,7 trở lên;

c) Người bị nhiễm HIV/AIDS do tai nạn rủi ro nghề nghiệp.

3. Lao động nữ là người hoạt động chuyên trách hoặc không chuyên trách ở xã, phường, thị trấn tham gia bảo hiểm xã hội khi nghỉ việc mà có từ đủ 15 năm đến dưới 20 năm đóng bảo hiểm xã hội và đủ 55 tuổi thì được hưởng lương hưu.

B. Điều kiện hưởng lương hưu khi suy giảm khả năng lao động

1. Người lao động quy định tại các điểm a, b, c, d, g, h và i khoản 1 Điều 2 của Luật BHXH năm 2014 khi nghỉ việc có đủ 20 năm đóng bảo hiểm xã hội trở lên được hưởng lương hưu với mức thấp hơn so với người đủ điều kiện hưởng lương hưu quy định tại điểm a và điểm b khoản 1 Điều 54 của Luật BHXH năm 2014 nếu thuộc một trong các trường hợp sau đây:

a) Từ ngày 01 tháng 01 năm 2016, nam đủ 51 tuổi, nữ đủ 46 tuổi và bị suy giảm khả năng lao động từ 61% trở lên thì đủ điều kiện hưởng lương hưu khi suy giảm khả năng lao động. Sau đó mỗi năm tăng thêm một tuổi cho đến năm 2020 trở đi, nam đủ 55 tuổi và nữ đủ 50 tuổi thì mới đủ điều kiện hưởng lương hưu khi suy giảm khả năng lao động từ 61% trở lên;

b) Nam đủ 50 tuổi, nữ đủ 45 tuổi và bị suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên;

c) Bị suy giảm khả năng lao động từ 61% trở lên và có đủ 15 năm trở lên làm nghề hoặc công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm thuộc danh mục do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Bộ Y tế ban hành.

2. Người lao động quy định tại điểm đ và điểm e khoản 1 Điều 2 của Luật BHXH năm 2014 khi nghỉ việc có đủ 20 năm đóng bảo hiểm xã hội trở lên, bị suy giảm khả năng lao động từ 61% trở lên được hưởng lương hưu với mức thấp hơn so với người đủ điều kiện hưởng lương hưu quy định tại điểm a và điểm b khoản 2 Điều 54 của Luật BHXH năm 2014 khi thuộc một trong các trường hợp sau đây:

a) Nam đủ 50 tuổi, nữ đủ 45 tuổi trở lên;

b) Có đủ 15 năm trở lên làm nghề hoặc công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm thuộc danh mục do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Bộ Y tế ban hành.

C. Người tham gia BHXH tự nguyện được hưởng lương hưu khi có đủ các điều kiện sau:

1. Nam đủ 60 tuổi, nữ đủ 55 tuổi;

2. Đủ 20 năm đóng bảo hiểm xã hội trở lên.

D. Điều kiện hưởng lương hưu đối với người chờ đủ tuổi đời để hưởng lương hưu, cán bộ xã theo Nghị định số 09/1998/NĐ-CP chờ đủ tuổi hưởng trợ cấp:

1. Người lao động có 15 năm đóng BHXH trở lên và nghỉ việc chờ đủ điều kiện về tuổi đời để hưởng lương hưu trước ngày 01/01/2003 khi nam đủ 60 tuổi, nữ đủ 55 tuổi.

1. Cán bộ xã có 15 năm đóng BHXH trở lên và nghỉ việc chờ đủ điều kiện về tuổi đời để hưởng chế độ trợ cấp hàng tháng khi nam đủ 55 tuổi, nữ đủ 50 tuổi.

Quy định về việc phản ánh, kiến nghị thủ tục hành chính

Cá nhân, tổ chức phản ảnh, kiến nghị về quy định hành chính theo các nội dung sau:

- Những vướng mắc cụ thể trong thực hiện quy định hành chính do hành vi chậm trễ, gây phiền hà hoặc không thực hiện, thực hiện không đúng quy định hành chính của cơ quan, cán bộ, công chức nhà nước như: từ chối thực hiện, kéo dài thời gian thực hiện thủ tục hành chính; tự ý yêu cầu, bổ sung, đặt thêm hồ sơ, giấy tờ ngoài quy định của pháp luật; sánh nhiễu , gây phiền hà, đùn đẩy trách nhiệm; không niêm yết công khai, minh bạch thủ tục hành chính hoặc niêm yết công khai không đầy đủ các thủ tục hành chính tại nơi giải quyết thủ tục hành chính; thủ tục hành chính được niêm yết công khai đã hết hiệu lực thi hành hoặc trái với nội dung thủ tục hành chính được đăng tải trên cơ sở dữ liệu quốc gia về thủ tục hành chính...

- Quy định hành chính không phù hợp với thực tế; không đồng bộ, thiếu thống nhất; không hợp pháp hoặc trái với các điều ước quốc tế mà Việt Nam đã ký kết hoặc gia nhập; những vấn đề khác liên quan đến thủ tục hành chính.

- Đề xuất phương án xử lý những phản ánh nêu trên hoặc có sáng kiến ban hành mới quy định hành chính liên quan đến hoạt động kinh doanh, đời sống nhân dân.

Lưu ý:

- Phản ánh, kiến nghị phải sử dụng ngôn ngữ tiếng Việt; ghi rõ nội dung phản ánh, kiến nghị.

- Ghi rõ tên, địa chỉ, số điện thoại (hoặc địa chỉ thư tín) của cá nhân, tổ chức có phản ánh, kiến nghị;

- Không tiếp nhận phản ánh, kiến nghị liên quan đến khiếu nại, tố cáo và giải quyết khiếu nại, tố cáo.

Gửi phản ánh thủ tục hành chính:( * Bắt buộc)

  • * Họ và tên:
  • * Địa chỉ:
  • * Số điện thoại:
  • Tên TTHC kiến nghị:
  • Giải quyết hưởng lương hưu, trợ cấp hàng tháng (đối với trường hợp người lao động đang đóng BHXH bắt buộc)
  • Phản ánh, kiến nghị:
  • * Vướng mắc, bất cập:
  • Đề xuất (nếu có):
  • * Mã bảo vệ:

Thủ tục cùng lĩnh vực

Tên thủ tụcMức độ
Giải quyết hưởng bảo hiểm xã hội một lầnMột phần
Giải quyết hưởng lương hưu, trợ cấp hàng tháng (đối với người có quyết định hoặc giấy chứng nhận chờ đủ điều kiện về tuổi đời để hưởng lương hưu hoặc chờ hưởng trợ cấp hàng tháng theo Nghị định số 09/1998/NĐ-CP)Một phần
Giải quyết hưởng tiếp lương hưu, trợ cấp BHXH hàng tháng đối với người chấp hành xong hình phạt tù, người xuất cảnh trái phép trở về nước định cư hợp pháp, người được Tòa án hủy quyết định tuyên bố mất tíchMột phần
Giải quyết hưởng chế độ tử tuấtMột phần
Giải quyết hưởng trợ cấp hàng tháng theo Quyết định số 91/2000/QĐ-TTgMột phần
Giải quyết hưởng trợ cấp hàng tháng theo Quyết định số 613/QĐ-TTgMột phần
Giải quyết hưởng trợ cấp đối với nhà giáo đã nghỉ hưu chưa được hưởng chế độ phụ cấp thâm niên trong lương hưu theo QĐ52/2013/QĐ-TTgMột phần
Giải quyết hưởng lương hưu, trợ cấp hàng tháng (đối với trường hợp người lao động đang đóng BHXH bắt buộc)Một phần
Giải quyết hưởng lương hưu, trợ cấp hàng tháng (đối với người đang tham gia BHXH tự nguyện, người bảo lưu thời gian tham gia BHXH)Một phần
Hỗ trợ người lao động tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động hoặc nghỉ việc không hưởng lương do đại dịch COVID-19Một phần