- Bước 1: Chủ khoản viện trợ lập văn kiện chương trình, dự án hỗ trợ kỹ thuật sử dụng viện trợ không hoàn lại không thuộc hỗ trợ phát triển chính thức của các cơ quan, tổ chức, cá nhân nước ngoài.
- Bước 2: Chủ khoản viện trợ gửi Ủy ban nhân dân tỉnh văn bản đề nghị phê duyệt chương trình, dự án.
- Bước 3: Ủy ban nhân dân tỉnh giao Sở Kế hoạch và Đầu tư thụ lý hồ sơ.
- Bước 4: Sở Kế hoạch và Đầu tư gửi bộ hồ sơ tới Sở Tài chính, Công an tỉnh và các sở, ban, ngành có chức năng liên quan ở địa phương để xin ý kiến. Trường hợp nội dung khoản viện trợ vượt quá thẩm quyền quản lý của địa phương, Sở Kế hoạch và Đầu tư báo cáo Ủy ban nhân dân cấp tỉnh để gửi lấy ý kiến của các bộ, ngành có liên quan.Trên cơ sở tổng hợp ý kiến của các cơ quan liên quan, Sở Kế hoạch và Đầu tư đánh giá: + Tính phù hợp của mục tiêu chương trình, dự án với mục tiêu phát triển cụ thể của bộ, ngành, địa phương, đơn vị thực hiện và thụ hưởng chương trình, dự án; + Tư cách pháp nhân của các bên cung cấp viện trợ và bên tiếp nhận viện trợ và tính hợp pháp theo quy định của pháp luật Việt Nam của các tổ chức, cá nhân có liên quan; sự phù hợp giữa mục đích viện trợ và chức năng, nhiệm vụ, thẩm quyền của bên tiếp nhận viện trợ;+ Khả năng tiếp nhận, tổ chức thực hiện của Chủ khoản viện trợ; Khả năng đóng góp đối ứng của phía Việt Nam; + Các nội dung về cơ chế tài chính trong nước đối với viện trợ thuộc nguồn thu ngân sách nhà nước; Tính hợp lý trong cơ cấu ngân sách của chương trình, dự án dành cho các hạng mục chủ yếu của chương trình, dự án;+ Những cam kết, điều kiện tiên quyết và các điều kiện khác của các bên tham gia;+ Hiệu quả, tác động về kinh tế - xã hội, an ninh, trật tự xã hội, khả năng vận dụng kết quả chương trình, dự án vào thực tiễn và tính bền vững của chương trình, dự án sau khi kết thúc.+ Sở Kế hoạch và Đầu tư có ý kiến kết luận làm cơ sở để báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh.
- Bước 5: Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét, phê duyệt chương trình, dự án với các nội dung: Tên chương trình, dự án; tên cơ quan chủ quản, chủ chương trình, dự án, Bên cung cấp viện trợ, đồng cung cấp viện trợ nước ngoài; mục tiêu và kết quả chủ yếu; thời gian và địa điểm thực hiện; tổng vốn của chương trình, dự án; cơ chế tài chính trong nước ; phương thức quản lý thực hiện.
Cách thức thực hiện:
Thời hạn giải quyết | Phí/Lệ phí | Mô tả |
---|
Trực tiếp |
- Thời gian xem xét, trình Ủy ban nhân dân cấp tỉnh về chương trình, dự án kể từ ngày Sở Kế hoạch và Đầu tư nhận đủ hồ sơ hợp lệ là không quá 20 ngày. Khác | VN Đồng | Trực tiếp tại trụ sở cơ quan hành chính nhà nước. |
Trực tuyến |
- Thời gian xem xét, trình Ủy ban nhân dân cấp tỉnh về chương trình, dự án kể từ ngày Sở Kế hoạch và Đầu tư nhận đủ hồ sơ hợp lệ là không quá 20 ngày. Khác | VN Đồng | Trực tiếp tại trụ sở cơ quan hành chính nhà nước. |
Dịch vụ bưu chính |
- Thời gian xem xét, trình Ủy ban nhân dân cấp tỉnh về chương trình, dự án kể từ ngày Sở Kế hoạch và Đầu tư nhận đủ hồ sơ hợp lệ là không quá 20 ngày. Khác | VN Đồng | Trực tiếp tại trụ sở cơ quan hành chính nhà nước. |
Tên hồ sơ | Mẫu tải về | Số lượng |
---|
- Văn bản đề nghị phê duyệt chương trình, dự án; | | Bản chính: 1 Bản sao: 1 |
- Văn bản nhất trí cung cấp viện trợ của Bên cung cấp viện trợ. | | Bản chính: 1 Bản sao: 1 |
- Văn kiện chương trình, dự án; | Phu luc I_ ND 80.docx | Bản chính: 1 Bản sao: 1 |
- Văn bản báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh về kết quả thẩm định và trình xem xét, quyết định phê duyệt chương trình, dự án | | Bản chính: 1 Bản sao: 1 |
- Giấy tờ chứng minh tư cách pháp nhân (không áp dụng với trường hợp Bên cung cấp viện trợ là các cơ quan đại diện ngoại giao, các cơ quan thuộc chính phủ, chính quyền địa phương nước ngoài). + Đối với các tổ chức phi chính phủ nước ngoài đã đăng ký tại Việt Nam: Bản sao Giấy đăng ký do cơ quan nhà nước Việt Nam có thẩm quyền cấp; + Đối với cá nhân cung cấp viện trợ: Bản sao công chứng hộ chiếu còn hiệu lực; + Đối với các bên cung cấp viện trợ khác: Bản sao công chứng giấy tờ hợp lệ chứng minh địa vị pháp lý của tổ chức. | | Bản chính: 1 Bản sao: 1 |
Không có
Quy định về việc phản ánh, kiến nghị thủ tục hành chính
Cá nhân, tổ chức phản ảnh, kiến nghị về quy định hành chính theo các nội dung sau:
- Những vướng mắc cụ thể trong thực hiện quy định hành chính do hành vi chậm trễ, gây phiền hà hoặc không thực hiện, thực hiện không đúng quy định hành chính của cơ quan, cán bộ, công chức nhà nước như: từ chối thực hiện, kéo dài thời gian thực hiện thủ tục hành chính; tự ý yêu cầu, bổ sung, đặt thêm hồ sơ, giấy tờ ngoài quy định của pháp luật; sánh nhiễu , gây phiền hà, đùn đẩy trách nhiệm; không niêm yết công khai, minh bạch thủ tục hành chính hoặc niêm yết công khai không đầy đủ các thủ tục hành chính tại nơi giải quyết thủ tục hành chính; thủ tục hành chính được niêm yết công khai đã hết hiệu lực thi hành hoặc trái với nội dung thủ tục hành chính được đăng tải trên cơ sở dữ liệu quốc gia về thủ tục hành chính...
- Quy định hành chính không phù hợp với thực tế; không đồng bộ, thiếu thống nhất; không hợp pháp hoặc trái với các điều ước quốc tế mà Việt Nam đã ký kết hoặc gia nhập; những vấn đề khác liên quan đến thủ tục hành chính.
- Đề xuất phương án xử lý những phản ánh nêu trên hoặc có sáng kiến ban hành mới quy định hành chính liên quan đến hoạt động kinh doanh, đời sống nhân dân.
Lưu ý:
- Phản ánh, kiến nghị phải sử dụng ngôn ngữ tiếng Việt; ghi rõ nội dung phản ánh, kiến nghị.
- Ghi rõ tên, địa chỉ, số điện thoại (hoặc địa chỉ thư tín) của cá nhân, tổ chức có phản ánh, kiến nghị;
- Không tiếp nhận phản ánh, kiến nghị liên quan đến khiếu nại, tố cáo và giải quyết khiếu nại, tố cáo.
Gửi phản ánh thủ tục hành chính:( * Bắt buộc)