Thủ tục nhập Quốc tịch Việt Nam cho người Lào được phép cư trú tại các huyện của Việt Nam tiếp giáp với Lào

Lĩnh vực:Quốc tịch
Cơ quan trực tiếp thực hiện TTHC:Sở Tư pháp
Cơ quan phối hợp thực hiện:Chính phủ, Bộ Tư pháp
Cơ quan có thẩm quyền quyết định:Chủ tịch nước
Nơi tiếp nhận:Trung tâm phục vụ hành chính công Tỉnh, 01 đường Lê Lai - thành phố Huế (Điện thoại: )
Thời gian tiếp nhận:Từ thứ 2 đến thứ 6 và sáng thứ 7 hàng tuần (trừ các ngày nghỉ Lễ theo quy định)

 

- Trong thời hạn 10 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được danh sách người Lào di cư tự do sang các huyện biên giới của Việt Nam tiếp giáp với Lào được phép cư trú do Trưởng đoàn đại biểu biên giới Việt Nam phê duyệt, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh chỉ đạo Sở Tư pháp chủ trì, phối hợp Công an cùng cấp và Ủy ban nhân dân huyện biên giới tổ chức đoàn công tác lưu động đến Ủy ban nhân dân cấp xã thuộc huyện biên giới để hướng dẫn, hỗ trợ việc lập và tiếp nhận hồ sơ xin nhập quốc tịch Việt Nam.

- Người Lào di cư được phép cư trú có nguyện vọng xin nhập quốc tịch Việt Nam thì đến Ủy ban nhân dân xã, thị trấn nơi cư trú để được hướng dẫn, hỗ trợ lập hồ sơ.

- Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày hoàn tất hồ sơ, Sở Tư pháp xem xét, kiểm tra hồ sơ, nếu thấy đầy đủ thông tin và người xin nhập quốc tịch Việt Nam có đủ điều kiện được nhập thì có văn bản trình Ủy ban nhân dân cấp tỉnh kèm theo danh sách và hồ sơ xin nhập quốc tịch Việt Nam.

- Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được đề nghị của Sở Tư pháp, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xem xét, kết luận và đề xuất gửi Bộ Tư pháp kèm theo danh sách, hồ sơ xin nhập quốc tịch Việt Nam.

- Trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày nhận được văn bản đề xuất của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, Bộ Tư pháp có trách nhiệm kiểm tra lại hồ sơ, nếu xét thấy có đủ điều kiện nhập quốc tịch Việt Nam, Bộ trưởng Bộ Tư pháp thừa ủy quyền Thủ tướng Chính phủ ký Tờ trình đề nghị Chủ tịch nước xem xét, quyết định.

- Trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày nhận được đề nghị của Thủ tướng Chính phủ, Chủ tịch nước xem xét, quyết định.

- Sau khi có Quyết định cho nhập quốc tịch Việt Nam của Chủ tịch nước, Văn phòng Chủ tịch nước gửi đăng Công báo, Bộ Tư pháp đăng tải trên Trang thông tin điện tử của Bộ Tư pháp và trong thời hạn 05 ngày làm việc, Bộ Tư pháp gửi bản sao Quyết định và danh sách những người được nhập quốc tịch Việt Nam cho Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, đồng gửi cho Trưởng đoàn đại biểu biên giới Việt Nam.

- Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được thông báo kết quả nhập quốc tịch Việt Nam, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh chỉ đạo Sở Tư pháp tổ chức trao Quyết định cho người được nhập quốc tịch Việt Nam.

 

Cách thức thực hiện:

- Người Lào di cư được phép cư trú có nguyện vọng xin nhập quốc tịch Việt Nam đến Ủy ban nhân dân xã, thị trấn nơi cư trú để được hướng dẫn, hỗ trợ lập hồ sơ.

 

Tên hồ sơMẫu tải về
Đơn xin nhập quốc tịch Việt Nam (Mẫu TP/QT-2015-ĐXNQT1) (Bản chính)
Đơn xin nhập quốc tịch Việt Nam (dùng cho người được giám hộ) (Mẫu TP/QT-2015-ĐXNQT.2) (Bản chính)
- Tờ khai lý lịch (Mẫu TP/QT- 2015 - TKLL) (Bản chính)

Số lượng hồ sơ: 1

Là người Lào di cư tự do sang các huyện biên giới của Việt Nam tiếp giáp với Lào được phép cư trú được Trưởng đoàn đại biểu biên giới Việt Nam phê duyệt và có đủ các điều kiện sau:

+ Tự nguyện có đơn xin nhập quốc tịch Việt Nam;

+ Tự nguyện tuân thủ Hiến pháp, pháp luật Việt Nam;

+ Không vi phạm pháp luật hình sự;

+ Có cuộc sống ổn định, có nhà cửa tài sản cố định, có đất canh tác tại nơi đang cư trú;

+ Không phải là người đang bị truy nã hoặc đang phải thi hành án theo quy định của pháp luật Việt Nam;

+ Có tên gọi Việt Nam. Tên gọi này do người xin nhập quốc tịch Việt Nam lựa chọn và ghi rõ trong Đơn xin nhập quốc tịch Việt Nam.

 

Quy định về việc phản ánh, kiến nghị thủ tục hành chính

Cá nhân, tổ chức phản ảnh, kiến nghị về quy định hành chính theo các nội dung sau:

- Những vướng mắc cụ thể trong thực hiện quy định hành chính do hành vi chậm trễ, gây phiền hà hoặc không thực hiện, thực hiện không đúng quy định hành chính của cơ quan, cán bộ, công chức nhà nước như: từ chối thực hiện, kéo dài thời gian thực hiện thủ tục hành chính; tự ý yêu cầu, bổ sung, đặt thêm hồ sơ, giấy tờ ngoài quy định của pháp luật; sánh nhiễu , gây phiền hà, đùn đẩy trách nhiệm; không niêm yết công khai, minh bạch thủ tục hành chính hoặc niêm yết công khai không đầy đủ các thủ tục hành chính tại nơi giải quyết thủ tục hành chính; thủ tục hành chính được niêm yết công khai đã hết hiệu lực thi hành hoặc trái với nội dung thủ tục hành chính được đăng tải trên cơ sở dữ liệu quốc gia về thủ tục hành chính...

- Quy định hành chính không phù hợp với thực tế; không đồng bộ, thiếu thống nhất; không hợp pháp hoặc trái với các điều ước quốc tế mà Việt Nam đã ký kết hoặc gia nhập; những vấn đề khác liên quan đến thủ tục hành chính.

- Đề xuất phương án xử lý những phản ánh nêu trên hoặc có sáng kiến ban hành mới quy định hành chính liên quan đến hoạt động kinh doanh, đời sống nhân dân.

Lưu ý:

- Phản ánh, kiến nghị phải sử dụng ngôn ngữ tiếng Việt; ghi rõ nội dung phản ánh, kiến nghị.

- Ghi rõ tên, địa chỉ, số điện thoại (hoặc địa chỉ thư tín) của cá nhân, tổ chức có phản ánh, kiến nghị;

- Không tiếp nhận phản ánh, kiến nghị liên quan đến khiếu nại, tố cáo và giải quyết khiếu nại, tố cáo.

Gửi phản ánh thủ tục hành chính:( * Bắt buộc)

  • * Họ và tên:
  • * Địa chỉ:
  • * Số điện thoại:
  • Tên TTHC kiến nghị:
  • Thủ tục nhập Quốc tịch Việt Nam cho người Lào được phép cư trú tại các huyện của Việt Nam tiếp giáp với Lào
  • Phản ánh, kiến nghị:
  • * Vướng mắc, bất cập:
  • Đề xuất (nếu có):
  • * Mã bảo vệ: