Cấp giấy phép lao động cho lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam (Đối với trường hợp đặc biệt lao động nước ngoài đã từng được cấp giấy phép lao động)

Thông tin chung

Lĩnh vực:Lao động
Cơ quan trực tiếp thực hiện TTHC:Ban quản lý Khu kinh tế, công nghiệp tỉnh
Nơi tiếp nhận:Trung tâm phục vụ hành chính công Tỉnh, 01 đường Lê Lai - thành phố Huế (Điện thoại: 0234.3856868)
Thời gian tiếp nhận:Từ thứ 2 đến thứ 6 và sáng thứ 7 hàng tuần (trừ các ngày nghỉ Lễ theo quy định)

Trình tự thực hiện

-  Bước 1: Tổ chức, cá nhân chuẩn bị đầy đủ hồ sơ hợp lệ theo quy định và nộp hồ sơ tại Bộ phận Tiếp nhận và Trả kết quả Ban Quản lý Khu kinh tế, công nghiệp tỉnh Thừa Thiên Huế. (Địa chỉ: 37 Nguyễn Huệ, Phường Vĩnh Ninh, thành phố Huế) vào các ngày làm việc trong tuần (Từ thứ 2 đến thứ 6: Buổi sáng từ 7giờ 30 phút đến 11giờ, buổi chiều từ 14 giờ đến 16 giờ 30 phút) hoặc gửi qua hệ thống bưu chính.

        (Thời điểm nộp hồ sơ phải trước 15 ngày làm việc trước ngày doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức tại Việt Nam dự kiến người nước ngoài bắt đầu làm việc tại đơn vị).

        - Bước 2: Cán bộ tiếp nhận kiểm tra hồ sơ, nếu hồ sơ chưa đầy đủ hoặc không hợp lệ thì hướng dẫn người nộp hoàn chỉnh theo quy định. Trường hợp hồ sơ đã đầy đủ và hợp lệ, cán bộ tiếp nhận có trách nhiệm nhận và ghi đầy đủ thông tin TTHC vào Sổ theo dõi đồng thời viết giấy hẹn và giao cho người nộp.

        Bộ phận Tiếp nhận và Trả kết quả chuyển hồ sơ đến các phòng chuyên môn thụ lý theo quy trình.

        Trong quá trình xử lý hồ sơ nếu nội dung hồ sơ không đảm bảo quy định, Ban Quản lý sẽ có văn bản trả lời và nêu rõ lý do.

        - Bước 3: Phòng chuyên môn chuyển kết quả cho Bộ phận Tiếp nhận và Trả kết quả để vào sổ và trả kết quả TTHC cho tổ chức, cá nhân đúng thời gian quy định.

Cách thức thực hiện:

Nộp hồ sơ và nhận kết quả trực tiếp tại bộ phận tiếp nhận và trả kết quả Ban quản lý các Khu kinh tế, công nghiệp tỉnh tỉnh Thừa Thiên Huế

Yêu cầu thêm

Không

Hồ sơ kèm theo

Tên hồ sơMẫu tải về
6. Các giấy tờ theo từng trường hợp. - Đối với trường hợp người lao động nước ngoài làm cùng công việc được ghi trong giấy phép lao động: + Nếu giấy phép lao động còn hiệu lực thì phải có giấy phép lao động hoặc bản sao chứng thực giấy phép lao động đã được cấp. + Nếu giấy phép lao động hết hiệu lực thì phải có các giấy tờ sau: * Giấy chứng nhận sức khoẻ hoặc giấy khám sức khỏe do cơ quan, tổ chức y tế có thẩm quyền của nước ngoài hoặc của Việt Nam cấp có giá trị trong thời hạn 12 tháng kể từ ngày ký kết luận sức khỏe đến ngày nộp hồ sơ; (Bản sao có chứng thực) * Phiếu lý lịch tư pháp hoặc văn bản xác nhận người lao động nước ngoài không phải là người phạm tội hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự của nước ngoài cấp. Trường hợp người lao động nước ngoài đã cư trú tại Việt Nam thì chỉ cần phiếu lý lịch tư pháp do Việt Nam cấp. Phiếu lý lịch tư pháp hoặc văn bản xác nhận người lao động nước ngoài không phạm tội hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự được cấp không quá 06 tháng, kể từ ngày cấp đến ngày nộp hồ sơ. (Bản sao có chứng thực) * Văn bản xác nhận đã thu hồi giấy phép lao động. (Bản sao có chứng thực) * Trường hợp người lao động nước ngoài đã được cấp giấy phép lao động theo quy định tại Nghị định 102/2013/NĐ-CP ngày 05/9/2013 của Chính phủ thì phải có văn bản chứng minh đáp ứng yêu cầu là nhà quản lý, giám đốc điều hành hoặc chuyên gia hoặc lao động kỹ thuật. - Đối với trường hợp người lao động nước ngoài đã được cấp giấy phép lao động và đang còn hiệu lực mà làm khác vị trí công việc ghi trong giấy phép lao động thì phải có: * Giấy phép lao động hoặc bản sao chứng thực giấy phép lao động đã được cấp. * Văn bản chứng minh là nhà quản lý, giám đốc điều hành, chuyên gia hoặc lao động kỹ thuật. Đối với một số nghề, công việc, văn bản chứng minh trình độ chuyên môn, kỹ thuật của người lao động nước ngoài được thay thế bằng Giấy công nhận là nghệ nhân những ngành nghề truyền thống do cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài cấp. ()
4. Hộ chiếu hoặc giấy tờ có giá trị thay hộ chiếu hoặc giấy tờ có giá trị đi lại quốc tế còn giá trị theo quy định của pháp luật. ()
5. Các giấy tờ liên quan đến người lao động nước ngoài. + Đối với người lao động nước ngoài làm việc theo hình thức di chuyển nội bộ doanh nghiệp phải có văn bản của doanh nghiệp nước ngoài cử sang làm việc tại hiện diện thương mại của doanh nghiệp nước ngoài đó trên lãnh thổ Việt Nam và văn bản chứng minh người lao động nước ngoài đã được doanh nghiệp nước ngoài đó tuyển dụng trước khi làm việc tại Việt Nam ít nhất 12 tháng. + Đối với người lao động nước ngoài làm việc theo hình thức thực hiện các loại hợp đồng hoặc thỏa thuận về kinh tế, thương mại, tài chính, ngân hàng, bảo hiểm, khoa học kỹ thuật, văn hóa, thể thao, giáo dục, giáo dục nghề nghiệp và y tế phải có hợp đồng hoặc thỏa thuận ký kết giữa đối tác phía Việt Nam và phía nước ngoài, trong đó phải có thỏa thuận về việc người lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam; + Đối với người lao động nước ngoài theo hình thức nhà cung cấp dịch vụ theo hợp đồng phải có hợp đồng cung cấp dịch vụ ký kết giữa đối tác phía Việt Nam và phía nước ngoài và văn bản chứng minh người lao động nước ngoài đáp ứng các điều kiện đối với chuyên gia và đã làm việc cho doanh nghiệp nước ngoài không có hiện diện thương mại tại Việt Nam được ít nhất 02 năm, + Đối với người lao động nước ngoài làm việc theo hình thức chào bán dịch vụ thì người lao động nước ngoài không sống tại Việt Nam và không nhận thù lao từ bất cứ nguồn nào tại Việt Nam, tham gia vào các hoạt động liên quan đến việc đại diện cho một nhà cung cấp dịch vụ để đàm phán tiêu thụ dịch vụ của nhà cung cấp đó,với điều kiện không bán trực tiếp dịch vụ đó cho công chúng và không trực tiếp tham gia cung cấp dịch vụ; và phải có văn bản của nhà cung cấp dịch vụ cử người lao động nước ngoài vào Việt Nam để đàm phán cung cấp dịch vụ; + Đối với người lao động nước ngoài làm việc theo hình thức người chịu trách nhiệm thành lập hiện diện thương mại phải có văn bản của nhà cung cấp dịch vụ cử người lao động nước ngoài vào Việt Nam để thành lập hiện diện thương mại của nhà cung cấp dịch vụ đó; + Đối với người lao động nước ngoài làm việc theo hình thức nhà quản lý, giám đốc điều hành, chuyên gia, lao động kỹ thuật mà tham gia vào hoạt động của doanh nghiệp nước ngoài đã thành lập hiện diện thương mại tại Việt Nam thì phải có văn bản chứng minh người lao động nước ngoài được tham gia vào hoạt động của doanh nghiệp nước ngoài đó. ()
1. Văn bản của người sử dụng lao động đề nghị cấp Giấy phép lao động cho người lao động nước ngoài; (Bản chính) ()Tải về
2. Thông báo của Sở Lao động - Thương binh và Xã hội về vị trí công việc được sử dụng lao động nước ngoài. ()
3. Hai ảnh mầu (kích thước 4cm x 6cm, phông nền trắng, mặt nhìn thẳng, đầu để trần, không đeo kính màu), ảnh chụp không quá 06 (sáu) tháng tính đến ngày nộp hồ sơ ()

Số lượng hồ sơ: 1

Ghi chú thành phần hồ sơ: Các giấy tờ liên quan đến người lao động nước ngoài nếu bằng tiếng nước ngoài thì miễn hợp pháp hóa lãnh sự nhưng phải dịch ra tiếng Việt và chứng thực theo quy định của pháp luật Việt Nam. Giấy chứng nhận sức khỏe, phiếu lý lịch tư pháp, văn bản chứng minh đáp ứng yêu cầu là nhà quản lý, giám đốc điều hành, chuyên gia hoặc lao động kỹ thuật trong nội dung các giấy tờ theo từng trường hợp nếu bằng tiếng nước ngoài thì phải được hợp pháp hóa lãnh sự và dịch ra tiếng Việt, chứng thực theo quy định của pháp luật Việt Nam.

Căn cứ pháp lý

Văn bản quy phạm pháp luật
Thông tư số 40/2016/TT-BLĐTBXH của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành ngày 25/10/2016
Bộ luật số 10/2012/QH13 của Quốc hội ban hành ngày 18/06/2012
Nghị định số 11/2016/NĐ-CP của Chính phủ ban hành ngày 03/02/2016

SỞ TƯ PHÁP - TỈNH THỪA THIÊN HUẾ