Thẩm định thiết kế xây dựng triển khai sau thiết kế cơ sở/điều chỉnh Thiết kế xây dựng triển khai sau thiết kế cơ sở (cấp tỉnh)

Thông tin chung

Lĩnh vực:Lĩnh vực Hoạt động xây dựng
Cơ quan trực tiếp thực hiện TTHC:Sở Công thương
Cơ quan có thẩm quyền quyết định:Sở Công Thương - tỉnh Thừa Thiên Huế; Sở Giao thông vận tải - tỉnh Thừa Thiên Huế; Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn - tỉnh Thừa Thiên Huế; Sở Xây dựng - tỉnh Thừa Thiên Huế; Ban Quản lý Khu kinh tế, công nghiệp Thừa Thiên Huế - tỉnh Thừa Thiên Huế
Nơi tiếp nhận:Trung tâm Phục vụ hành chính công tỉnh (Số 01 Lê Lai, P. Vĩnh Ninh, TP. Huế) hoặc qua Cổng DVC tỉnh Thừa Thiên Huế hoặc Cổng DVC quốc gia. (Điện thoại: +84 +0234.3856868)
Thời gian tiếp nhận:Từ thứ 2 đến thứ 6 và sáng thứ 7 hàng tuần (trừ các ngày nghỉ Lễ theo quy định)

Trình tự thực hiện

- Người đề nghị thẩm định nộp 01 bộ hồ sơ đề nghị thẩm định thiết kế xây dựng triển khai sau thiết kế cơ sở/Thiết kế xây dựng triển khai sau thiết kế cơ sở điều chỉnh cho Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả giải quyết TTHC thuộc Văn phòng Bộ hoặc cơ quan chuyên môn về xây dựng thuộc một trong các Bộ (Xây dựng, Giao thông vận tải, Công Thương, NN&PTNT).

- Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ, cơ quan chuyên môn về xây dựng có trách nhiệm:

+ Gửi văn bản yêu cầu bổ sung hồ sơ;

+ Trả lại hồ sơ thẩm định và có văn bản nêu rõ lý do từ chối thực hiện thẩm định trong các trường hợp: Không đúng với thẩm quyền của cơ quan chuyên môn về xây dựng hoặc người đề nghị thẩm định không đúng thẩm quyền theo quy định tại Nghị định số 15/2021/NĐ-CP được sửa đổi, sung tại Nghị định số 35/2023/NĐ-CP; Không thuộc đối tượng phải thẩm định tại cơ quan chuyên môn về xây dựng; Hồ sơ trình thẩm định không bảo đảm về tính pháp lý hoặc không hợp lệ;

+ Gửi văn bản đến các cơ quan có thẩm quyền về phòng cháy chữa cháy để thực hiện lấy ý kiến về giải pháp phòng cháy, chữa cháy của thiết kế cơ sở (trường hợp chủ đầu tư có yêu cầu).

- Trong thời hạn 20 ngày kể từ ngày nhận được yêu cầu của cơ quan chuyên môn về xây dựng, nếu người đề nghị thẩm định không thực hiện việc bổ sung hồ sơ thì cơ quan chuyên môn về xây dựng dừng việc thẩm định, người đề nghị thẩm định trình thẩm định lại khi có yêu cầu.

- Trong quá trình thẩm định, cơ quan chuyên môn về xây dựng có quyền tạm dừng thẩm định (không quá 01 lần) và thông báo kịp thời đến người đề nghị thẩm định các lỗi, sai sót về thông tin, số liệu trong nội dung hồ sơ dẫn đến không thể đưa ra kết luận thẩm định. Trường hợp các lỗi, sai sót nêu trên không thể khắc phục được trong thời hạn 20 ngày thì cơ quan chuyên môn về xây dựng dừng việc thẩm định, người đề nghị thẩm định trình thẩm định lại khi có yêu cầu.

- Trong thời gian không quá 40 ngày (đối với công trình cấp I, cấp đặc biệt); không quá 30 ngày (đối với công trình cấp II, cấp III); không quá 20 ngày (đối với công trình còn lại) kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ cơ quan chuyên môn về xây dựng ra văn bản thông báo kết quả thẩm định kèm theo hồ sơ bản vẽ được đóng dấu.

 

Cách thức thực hiện:

 Đối tư­ợng thực hiện thủ tục hành chính: Chủ đầu tư hoặc tổ chức/cá nhân được người quyết định đầu tư/cơ quan nhà nước có thẩm quyền giao chuẩn bị dự án (gọi chung là người đề nghị thẩm định) đối với công trình:

- Đối với công trình thuộc các dự án sử dụng vốn đầu tư công sau đây: dự án do Thủ tướng Chính phủ giao; dự án quan trọng quốc gia; dự án nhóm A; dự án nhóm B có công trình cấp đặc biệt, cấp I do người đứng đầu cơ quan trung ương quyết định đầu tư; dự án được đầu tư xây dựng trên địa bàn hành chính của 02 tỉnh trở lên; dự án thuộc chuyên ngành quản lý do Bộ quản lý công trình xây dựng chuyên ngành (mà cơ quan chuyên môn về xây dựng này trực thuộc) quyết định đầu tư; trừ công trình do cơ quan chuyên môn về xây dựng thuộc Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội, Thành phố Hồ Chi Minh thẩm định đối với công trình thuộc dự án do Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố quyết định đầu tư hoặc phân cấp, ủy quyền quyết định đầu tư.

- Đối với công trình thuộc các dự án sử dụng vốn nhà nước ngoài đầu tư công sau đây: dự án do Quốc hội, Thủ tướng Chính phủ chấp thuận chủ trương đầu tư; dự án nhóm A; dự án nhóm B có công trình cấp đặc biệt, cấp I; dự án được đầu tư xây dựng trên địa bàn hành chính của 02 tỉnh trở lên; dự án thuộc chuyên ngành quản lý do Bộ quản lý công trình xây dựng chuyên ngành (mà cơ quan chuyên môn về xây dựng này trực thuộc) quyết định đầu tư; trừ công trình do cơ quan chuyên môn về xây dựng thuộc Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội, Thành phố Hồ Chi Minh thẩm định đối với công trình thuộc dự án do Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố quyết định đầu tư hoặc phân cấp, ủy quyền quyết định đầu tư.

- Đối với công trình thuộc các dự án PPP sau đây: dự án do Quốc hội, Thủ tướng Chính phủ quyết định chủ trương đầu tư; dự án do Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ở trung ương, cơ quan khác theo quy định của pháp luật về đầu tư theo phương thức đối tác công tư phê duyệt dự án; dự án được đầu tư xây dựng trên địa bàn hành chính của 02 tỉnh trở lên.

- Đối với công trình thuộc dự án sử dụng vốn khác có công trình ảnh hưởng lớn đến an toàn, lợi ích cộng đồng, gồm: dự án nhóm B trở lên có công trình cấp đặc biệt, cấp I; dự án được đầu tư xây dựng trên địa bàn hành chính của 02 tỉnh trở lên.

 Cơ quan giải quyết thủ tục hành chính:

- Cơ quan chuyên môn về xây dựng thuộc Bộ Xây dựng đối với dự án, công trình thuộc dự án đầu tư xây dựng dân dụng; dự án đầu tư xây dựng khu đô thị, khu nhà ở; dự án đầu tư xây dựng hạ tâng kỹ thuật khu chức năng; dự án đầu tư xây dựng công nghiệp nhẹ, công nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng, sản phẩm xây dựng, hạ tầng kỹ thuật và đường bộ trong đô thị (trừ đường quốc lộ qua đô thị);

- Cơ quan chuyên môn về xây dựng thuộc Bộ Giao thông vận tải đối với dự án, công trình thuộc dự án đầu tư xây dựng công trình giao thông (trừ dự án, công trình do Bộ Xây dựng quản lý);

- Cơ quan chuyên môn về xây dựng thuộc Bộ NN&PTNT đối với dự án, công trình thuộc dự án đầu tư xây dựng công trình phục vụ nông nghiệp và phát triển nông thôn;

- Cơ quan chuyên môn về xây dựng thuộc Bộ Công Thương đối với dự án, công trình thuộc dự án đầu tư xây dựng công trình công nghiệp (trừ dự án, công trình do Bộ Xây dựng quản lý).

- Cơ quan chuyên môn về xây dựng thuộc Bộ Xây dựng đối với dự án, công trình thuộc dự án đầu tư xây dựng dân dụng; dự án đầu tư xây dựng khu đô thị, khu nhà ở; dự án đầu tư xây dựng hạ tâng kỹ thuật khu chức năng; dự án đầu tư xây dựng công nghiệp nhẹ, công nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng, sản phẩm xây dựng, hạ tầng kỹ thuật và đường bộ trong đô thị (trừ đường quốc lộ qua đô thị);

- Cơ quan chuyên môn về xây dựng thuộc Bộ Giao thông vận tải đối với dự án, công trình thuộc dự án đầu tư xây dựng công trình giao thông (trừ dự án, công trình do Bộ Xây dựng quản lý);

- Cơ quan chuyên môn về xây dựng thuộc Bộ NN&PTNT đối với dự án, công trình thuộc dự án đầu tư xây dựng công trình phục vụ nông nghiệp và phát triển nông thôn;

- Cơ quan chuyên môn về xây dựng thuộc Bộ Công Thương đối với dự án, công trình thuộc dự án đầu tư xây dựng công trình công nghiệp (trừ dự án, công trình do Bộ Xây dựng quản lý).

 

Yêu cầu thêm

Hồ sơ trình thẩm định phải bảo đảm tính pháp lý, hợp lệ, phù hợp với nội dung đề nghị thẩm định. Hồ sơ trình thẩm định được xem là đúng quy cách, được trình bày với ngôn ngữ chính là tiếng Việt và được người đề nghị thẩm định kiểm tra, xác nhận. Phần hồ sơ thiết kế kiến trúc trong hồ sơ thiết kế xây dựng (nếu có) cần tuân thủ quy định theo pháp luật về kiến trúc.

Hồ sơ kèm theo

Tên hồ sơMẫu tải về
- Tờ trình thẩm định thiết kế xây dựng triển khai sau thiết kế cơ sở/thiết kế xây dựng triển khai sau thiết kế cơ sở điều chỉnh theo Mẫu số 04 Phụ lục I Nghị định số 15/2021/NĐ-CP; ()Tải về
- Các văn bản pháp lý kèm theo, gồm: quyết định phê duyệt dự án đầu tư xây dựng kèm theo Báo cáo nghiên cứu khả thi đầu tư xây dựng được phê duyệt; văn bản thông báo kết quả thẩm định của cơ quan chuyên môn về xây dựng và hồ sơ bản vẽ thiết kế cơ sở được đóng dấu xác nhận kèm theo (nếu có); báo cáo kết quả thẩm tra thiết kế xây dựng của nhà thầu tư vấn thẩm tra được chủ đầu tư xác nhận (nếu có yêu cầu); văn bản thẩm duyệt thiết kế về phòng cháy và chữa cháy, kết quả thực hiện thủ tục về đánh giá tác động môi trường hoặc giấy phép môi trường (nếu có yêu cầu theo quy định của pháp luật về phòng cháy và chữa cháy, bảo vệ môi trường) và các văn bản khác có liên quan. Thủ tục về phòng cháy và chữa cháy được thực hiện theo nguyên tắc đồng thời, không yêu cầu bắt buộc xuất trình tại thời điểm trình hồ sơ thẩm định, song phải có kết quả gửi cơ quan chuyên môn về xây dựng trước thời hạn thông báo kết quả thẩm định 05 ngày làm việc. ()
- Hồ sơ khảo sát xây dựng được chủ đầu tư phê duyệt; hồ sơ thiết kế xây dựng của bước thiết kế xây dựng trình thẩm định; ()
- Mã số chứng chỉ năng lực hoạt động xây dựng của nhà thầu khảo sát, nhà thầu lập thiết kế xây dựng, nhà thầu thẩm tra; mã số chứng chỉ hành nghề hoạt động xây dựng của các chức danh chủ nhiệm khảo sát xây dựng; chủ nhiệm, chủ trì các bộ môn thiết kế; chủ nhiệm, chủ trì thẩm tra; Giấy phép hoạt động xây dựng của nhà thầu nước ngoài (nếu có); ()
- Đối với các công trình sử dụng vốn đầu tư công, vốn nhà nước ngoài đầu tư công có yêu cầu thẩm định dự toán xây dựng, ngoài các nội dung quy định tại nêu trên, hồ sơ phải có thêm dự toán xây dựng; các thông tin, số liệu về giá, định mức có liên quan để xác định dự toán xây dựng; báo giá, kết quả thẩm định giá (nếu có). ()
- Đối với thiết kế triển khai sau thiết kế cơ sở điều chỉnh, ngoài các thành phần hồ sơ nêu trên, còn phải nộp báo cáo tình hình thực tế thi công xây dựng công trình (trường hợp công trình đã thi công xây dựng). ()

Số lượng hồ sơ: 01 (bộ)

Căn cứ pháp lý

Văn bản quy phạm pháp luật

SỞ TƯ PHÁP - TỈNH THỪA THIÊN HUẾ