Cấp Giấy phép bán buôn sản phẩm rượu

Thông tin chung

Lĩnh vực:Phát triển đô thị
Cơ quan trực tiếp thực hiện TTHC:Ban quản lý Khu kinh tế, công nghiệp tỉnh
Cơ quan có thẩm quyền quyết định:Ban Quản lý Khu kinh tế, công nghiệp tỉnh
Nơi tiếp nhận:Trung tâm phục vụ hành chính công Tỉnh, 01 đường Lê Lai - thành phố Huế (Điện thoại: 0234.3856868)
Thời gian tiếp nhận:Từ thứ 2 đến thứ 6 và sáng thứ 7 hàng tuần (trừ các ngày nghỉ Lễ theo quy định)

Trình tự thực hiện

- Bước 1: Tổ chức, cá nhân chuẩn bị đầy đủ hồ sơ hợp lệ theo quy định và nộp hồ sơ tại Bộ phận Tiếp nhận và Trả kết quả Ban Quản lý Khu kinh tế, công nghiệp tỉnh Thừa Thiên Huế. (Địa chỉ: 37 Nguyễn Huệ, Phường Vĩnh Ninh, thành phố Huế) vào các ngày làm việc trong tuần (Từ thứ 2 đến thứ 6: Buổi sáng từ 7giờ 30 phút đến 11giờ, buổi chiều từ 14 giờ đến 16 giờ 30 phút) hoặc gửi qua hệ thống bưu chính.

- Bước 2: Cán bộ tiếp nhận kiểm tra hồ sơ, nếu hồ sơ chưa đầy đủ hoặc không hợp lệ thì hướng dẫn người nộp hoàn chỉnh theo quy định. Trường hợp hồ sơ đã đầy đủ và hợp lệ, cán bộ tiếp nhận có trách nhiệm nhận và ghi đầy đủ thông tin TTHC vào Sổ theo dõi đồng thời viết giấy hẹn và giao cho người nộp.

Bộ phận Tiếp nhận và Trả kết quả chuyển hồ sơ đến các phòng chuyên môn thụ lý theo quy trình.

- Bước 3: Trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ và hợp lệ, trong vòng bảy (07) ngày làm việc kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ của doanh nghiệp, Ban Quản lý Khu kinh tế, công nghiệp tỉnh Thừa Thiên Huế có văn bản yêu cầu doanh nghiệp bổ sung, sửa đổi;

Trong thời hạn mười lăm (15) ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Ban Quản lý Khu kinh tế, công nghiệp tỉnh Thừa Thiên Huế có trách nhiệm xem xét, thẩm định và cấp Giấy phép kinh doanh bán buôn sản phẩm rượu theo mẫu quy định tại Phụ lục 30 kèm theo Thông tư số 60/2014/TT-BCT ngày 27/12/2014 của Bộ Công Thương cho doanh nghiệp. Trường hợp từ chối cấp, Ban Quản lý Khu kinh tế, công nghiệp tỉnh Thừa Thiên Huế phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.

Cách thức thực hiện:

- Nộp và trả hồ sơ trực tiếp tại Bộ phận Tiếp nhận và Trả kết quả, Ban Quản lý Khu kinh tế, công nghiệp tỉnh Thừa Thiên Huế hoặc gửi qua đường bưu điện.

Yêu cầu thêm

+ Là doanh nghiệp được thành lập theo quy định của pháp luật và có đăng ký ngành nghề kinh doanh bán buôn đồ uống có cồn hoặc kinh doanh rượu;

+ Có địa điểm kinh doanh cố định, địa chỉ rõ ràng, đảm bảo các yêu cầu về kỹ thuật, trang thiết bị theo quy định;

+ Có hệ thống bán buôn sản phẩm rượu trên địa bàn tỉnh nơi thương nhân đặt trụ sở chính (tối thiểu phải từ 03 thương nhân bán lẻ sản phẩm rượu trở lên);

+ Trực thuộc hệ thống kinh doanh của tổ chức, cá nhân sản xuất rượu hoặc của doanh nghiệp phân phối sản phẩm rượu; có hợp đồng và văn bản giới thiệu của tổ chức, cá nhân sản xuất rượu hoặc của doanh nghiệp phân phối sản phẩm rượu;

+ Có kho hàng (hoặc hệ thống kho hàng) thuộc sở hữu hoặc đồng sở hữu theo hợp đồng liên doanh, liên kết góp vốn; hoặc có hợp đồng thuê kho hàng phù hợp với quy mô kinh doanh của doanh nghiệp (tối thiểu tổng diện tích phải từ 50 m2 trở lên hoặc khối tích phải từ 150 m3 trở lên) đáp ứng yêu cầu bảo quản được chất lượng của sản phẩm rượu trong thời gian lưu kho;

+ Có phương tiện vận tải thuộc sở hữu hoặc đồng sở hữu theo hợp đồng liên doanh, liên kết góp vốn; hoặc có hợp đồng thuê phương tiện vận tải phù hợp với quy mô kinh doanh của doanh nghiệp (tối thiểu phải có 01 xe có tải trọng từ 500 kg trở lên); đáp ứng yêu cầu bảo quản được chất lượng của sản phẩm rượu trong thời gian vận chuyển;

+ Có năng lực tài chính bảo đảm cho toàn bộ hệ thống phân phối của doanh nghiệp hoạt động bình thường (có Giấy xác nhận của ngân hàng tối thiểu 300 triệu Việt Nam đồng trở lên);

+ Có bản cam kết của doanh nghiệp về bảo đảm tuân thủ đầy đủ các yêu cầu điều kiện về phòng cháy chữa cháy, bảo vệ môi trường theo quy định của pháp luật;

+ Phù hợp với quy định tại Điều 18 Nghị định 94/2012/NĐ-CP ngày 12/11/2012. 

Hồ sơ kèm theo

Tên hồ sơMẫu tải về
Đơn đề nghị cấp Giấy phép kinh doanh bán buôn sản phẩm rượu (theo mẫu); ()Tải về
Bản sao Giấy chứng nhận đầu tư hoặc Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh và Giấy chứng nhận mã số thuế; ()
Bản cam kết do doanh nghiệp tự lập, trong đó nêu rõ nội dung thương nhân bảo đảm tuân thủ đầy đủ các yêu cầu điều kiện về phòng cháy chữa cháy, bảo vệ môi trường theo quy định của pháp luật tại các cửa hàng kinh doanh và kho hàng của mình. ()
Báo cáo kết quả kinh doanh của doanh nghiệp: Bản thuyết minh hình thức tổ chức bán hàng, phương thức quản lý hệ thống bán buôn. ()
Bảng kê danh sách thương nhân, bản sao Giấy chứng nhận đầu tư hoặc Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh và Giấy chứng nhận mã số thuế, Giấy phép kinh doanh sản phẩm rượu (nếu đã kinh doanh) của các doanh nghiệp đã hoặc sẽ thuộc hệ thống bán buôn sản phẩm rượu (tối thiểu phải có từ 03 thương nhân bán lẻ sản phẩm rượu trở lên); ()
Bản sao các văn bản giới thiệu hoặc hợp đồng mua bán của tổ chức, cá nhân sản xuất rượu hoặc của các doanh nghiệp phân phối sản phẩm rượu (trong đó ghi rõ địa bàn, loại sản phẩm rượu dự kiến kinh doanh). ()
Bản sao Giấy tiếp nhận bản công bố hợp quy hoặc bản sao giấy xác nhận công bố phù hợp quy định an toàn thực phẩm. ()
Hồ sơ về phương tiện vận chuyển bao gồm: bản sao giấy tờ chứng minh quyền sử dụng phương tiện vận chuyển (là sở hữu hoặc đồng sở hữu theo hợp đồng liên doanh, liên kết góp vốn; hoặc có hợp đồng thuê phương tiện vận tải phù hợp với quy mô kinh doanh của doanh nghiệp với thời gian thuê tối thiểu là 01 năm); tối thiểu phải có quyền sử dụng 01 xe có tải trọng từ 500 kg trở lên; đáp ứng yêu cầu bảo quản được chất lượng của sản phẩm rượu trong thời gian vận chuyển. ()
Hồ sơ về năng lực tài chính: có năng lực tài chính bảo đảm cho toàn bộ hệ thống bán buôn của doanh nghiệp hoạt động bình thường (có Giấy xác nhận của ngân hàng có số dư tài khoản tối thiểu 300 triệu đồng). ()
Bản sao Phiếu thu đã nộp phí và lệ phí theo quy định của Bộ Tài chính. ()

Số lượng hồ sơ: 1

Ghi chú thành phần hồ sơ: Bản sao quy định trong hồ sơ được thể hiện bằng một trong các hình thức phù hợp với từng cách thức sau đây: a) Bản sao có chứng thực (đối với trường hợp nộp hồ sơ qua đường bưu điện/công văn hành chính); b) Bản chụp kèm theo bản chính để đối chiếu (đối với trường hợp nộp hồ sơ trực tiếp); c) Bản scan từ bản gốc (nếu thủ tục hành chính có áp dụng nộp hồ sơ qua mạng điện tử).

Căn cứ pháp lý

Văn bản quy phạm pháp luật
Quyết định số 2219/QĐ-BCT của Bộ Công Thương ban hành ngày 12/03/2015
Luật số 36/2005/QH11 của Quốc hội ban hành ngày 14/06/2005
Thông tư số 168/2016/TT-BTC của Bộ Tài chính ban hành ngày 26/10/2016
Nghị định số 94/2012/NĐ-CP của Chính phủ ban hành ngày 12/11/2012
Nghị định số 59/2006/NĐ-CP của Chính phủ ban hành ngày 12/06/2006
Thông tư số 60/2014/TT-BCT của Bộ Công Thương ban hành ngày 27/12/2014

SỞ TƯ PHÁP - TỈNH THỪA THIÊN HUẾ