Thủ tục thẩm định, phê duyệt phương án cắm mốc giới hành lang bảo vệ nguồn nước đối với hồ chứa thủy điện và hồ chứa thủy lợi

Lĩnh vực:Tài nguyên nước
Cơ quan trực tiếp thực hiện TTHC:Sở Tài nguyên và Môi trường
Cơ quan có thẩm quyền quyết định:Ủy ban nhân dân tỉnh
Nơi tiếp nhận:Trung tâm phục vụ hành chính công Tỉnh, 01 đường Lê Lai - thành phố Huế (Điện thoại: 0234.3856868)
Thời gian tiếp nhận:Từ thứ 2 đến thứ 6 và sáng thứ 7 hàng tuần (trừ các ngày nghỉ Lễ theo quy định)

 

- Bước 1. Nộp phương án: Tổ chức quản lý, vận hành hồ chứa phối hợp với Ủy ban nhân dân cấp huyện nơi có hồ chứa xây dựng phương án cắm mốc giới và gửi phương án cắm mốc giới tới Trung tâm Phục vụ hành chính công tỉnh Thừa Thiên Huế.

Trung tâm Phục vụ hành chính công tỉnh Thừa Thiên Huế có trách nhiệm kiểm tra tính đầy đủ của hồ sơ và chuyển hồ sơ đến Sở Tài nguyên và Môi trường ngay trong ngày làm việc; trường hợp tiếp nhận sau 16 giờ 00 thì ngay buổi sáng ngày làm việc hôm sau (trước 11 giờ 30).

- Bước 2. Kiểm tra phương án: Sở Tài nguyên và Môi trường có trách nhiệm xem xét, kiểm tra phương án với các nội dung sau:

+ Thông số cơ bản của hồ chứa;

+ Hiện trạng quản lý, sử dụng đất quanh hồ chứa;

+ Xác định phạm vi cụ thể của hành lang bảo vệ hồ chứa trên sơ đồ mặt bằng;

+ Tọa độ, địa danh hành chính của các mốc giới, khoảng cách của các mốc giới trên bản đồ địa hình tỷ lệ 1/25.000 đến 1/2.000;

+ Phương án huy động nhân lực, vật tư, vật liệu, thi công, giải phóng mặt bằng trên thực địa;

+ Tiến độ cắm mốc, bàn giao mốc giới, kinh phí thực hiện.

Trường hợp phương án chưa đạt yêu cầu, Sở Tài nguyên và Môi trường gửi văn bản thông báo cho Trung tâm Phục vụ hành chính công tỉnh Thừa Thiên Huế. Sau đó, Trung tâm Phục vụ hành chính công tỉnh Thừa Thiên Huế gửi văn bản thông báo cho tổ chức, cá nhân quản lý, vận hành hồ chứa để bổ sung, hoàn thiện.

            - Bước 3. Thẩm định và phê duyệt phương án:

+ Kể từ ngày nhận được phương án đạt yêu cầu, Sở Tài nguyên và Môi trường có trách nhiệm lấy ý kiến của Sở Công Thương, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố nơi có hồ chứa, các cơ quan, đơn vị có liên quan.

            Trong trường hợp cần thiết, Sở Tài nguyên và Môi trường trình Ủy ban nhân dân tỉnh thành lập Hội đồng thẩm định phương án cắm mốc.

+ Sở Tài nguyên và Môi trường tổng hợp ý kiến và có văn bản gửi cho Trung tâm Phục vụ hành chính công tỉnh Thừa Thiên Huế. Sau đó, Trung tâm Phục vụ hành chính công tỉnh Thừa Thiên Huế có văn bản gửi cho tổ chức quản lý, vận hành hồ chứa để hoàn thiện. Tổ chức quản lý, vận hành hồ chứa có trách nhiệm tiếp thu, giải trình các ý kiến thẩm định, hoàn thiện hồ sơ.

+ Trường hợp đủ điều kiện, Sở Tài nguyên và Môi trường trình Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phê duyệt phương án cắm mốc

Cách thức thực hiện:

Nộp hồ sơ và nhận kết quả trực tiếp tại Trung tâm Phục vụ hành chính công tỉnh Thừa Thiên Huế

Tên hồ sơMẫu tải về
phương án cắm mốc

Số lượng hồ sơ: Không quy định

Không

Quy định về việc phản ánh, kiến nghị thủ tục hành chính

Cá nhân, tổ chức phản ảnh, kiến nghị về quy định hành chính theo các nội dung sau:

- Những vướng mắc cụ thể trong thực hiện quy định hành chính do hành vi chậm trễ, gây phiền hà hoặc không thực hiện, thực hiện không đúng quy định hành chính của cơ quan, cán bộ, công chức nhà nước như: từ chối thực hiện, kéo dài thời gian thực hiện thủ tục hành chính; tự ý yêu cầu, bổ sung, đặt thêm hồ sơ, giấy tờ ngoài quy định của pháp luật; sánh nhiễu , gây phiền hà, đùn đẩy trách nhiệm; không niêm yết công khai, minh bạch thủ tục hành chính hoặc niêm yết công khai không đầy đủ các thủ tục hành chính tại nơi giải quyết thủ tục hành chính; thủ tục hành chính được niêm yết công khai đã hết hiệu lực thi hành hoặc trái với nội dung thủ tục hành chính được đăng tải trên cơ sở dữ liệu quốc gia về thủ tục hành chính...

- Quy định hành chính không phù hợp với thực tế; không đồng bộ, thiếu thống nhất; không hợp pháp hoặc trái với các điều ước quốc tế mà Việt Nam đã ký kết hoặc gia nhập; những vấn đề khác liên quan đến thủ tục hành chính.

- Đề xuất phương án xử lý những phản ánh nêu trên hoặc có sáng kiến ban hành mới quy định hành chính liên quan đến hoạt động kinh doanh, đời sống nhân dân.

Lưu ý:

- Phản ánh, kiến nghị phải sử dụng ngôn ngữ tiếng Việt; ghi rõ nội dung phản ánh, kiến nghị.

- Ghi rõ tên, địa chỉ, số điện thoại (hoặc địa chỉ thư tín) của cá nhân, tổ chức có phản ánh, kiến nghị;

- Không tiếp nhận phản ánh, kiến nghị liên quan đến khiếu nại, tố cáo và giải quyết khiếu nại, tố cáo.

Gửi phản ánh thủ tục hành chính:( * Bắt buộc)

  • * Họ và tên:
  • * Địa chỉ:
  • * Số điện thoại:
  • Tên TTHC kiến nghị:
  • Thủ tục thẩm định, phê duyệt phương án cắm mốc giới hành lang bảo vệ nguồn nước đối với hồ chứa thủy điện và hồ chứa thủy lợi
  • Phản ánh, kiến nghị:
  • * Vướng mắc, bất cập:
  • Đề xuất (nếu có):
  • * Mã bảo vệ:

Thủ tục cùng lĩnh vực

Tên thủ tụcMức độ
Cấp giấy phép hành nghề khoan nước dưới đất quy mô vừa và nhỏToàn trình
Cấp lại giấy phép hành nghề khoan nước dưới đất quy mô vừa và nhỏ (cấp tỉnh)Toàn trình
Gia hạn, điều chỉnh nội dung giấy phép hành nghề khoan nước dưới đất quy mô vừa và nhỏToàn trình
Cấp giấy phép thăm dò nước dưới đất đối với công trình có lưu lượng dưới 3.000m3/ngày đêm (cấp tỉnh)Một phần
Gia hạn, điều chỉnh nội dung giấy phép thăm dò nước dưới đất đối với công trình có lưu lượng dưới 3.000m3/ngày đêmMột phần
Cấp giấy phép khai thác, sử dụng nước dưới đất đối với công trình có lưu lượng dưới 3.000m3/ngày đêmMột phần
Gia hạn/điều chỉnh giấy phép khai thác, sử dụng nước dưới đất đối với công trình có lưu lượng dưới 3000m3/ngày đêmMột phần
Cấp giấy phép khai thác, sử dụng nước mặt cho sản xuất nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản đối với hồ chứa, đập dâng thuỷ lợi có lưu lượng khai thác dưới 2m3/giây và dung tích toàn bộ dưới 20 triệu m3, hoặc lưu lượng khai thác từ 2m3/giây trở lên và dung tích toàn bộ dưới 3 triệu m3, hoặc đối với công trình khai thác, sử dụng nước khác với lưu lượng khai thác dưới 5 m3/giây; phát điện với công suất lắp máy dưới 2.000 kw; cho các mục đích khác với lưu lượng dưới 50.000 m3/ngày đêm; cấp giấy phép khai thác, sử dụng nước biển cho mục đích sản xuất bao gồm cả nuôi trồng thủy sản, kinh doanh, dịch vụ trên đất liền với lưu lượng dưới 1.000.000 m3 /ngày đêmMột phần
Gia hạn/điều chỉnh giấy phép khai thác, sử dụng nước mặt cho sản xuất nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản đối với hồ chứa, đập dâng thuỷ lợi có lưu lượng khai thác dưới 2m3 /giây và dung tích toàn bộ dưới 20 triệu m3, hoặc lưu lượng khai thác từ 2m3/giây trở lên và dung tích toàn bộ dưới 3 triệu m3, hoặc đối với công trình khai thác, sử dụng nước khác với lưu lượng khai thác dưới 5 m3/giây; phát điện với công suất lắp máy dưới 2.000 kw; cho các mục đích khác với lưu lượng dưới 50.000 m3/ngày đêm; cấp giấy phép khai thác, sử dụng nước biển cho mục đích sản xuất bao gồm cả nuôi trồng thủy sản, kinh doanh, dịch vụ trên đất liền với lưu lượng dưới 1.000.000 m3 /ngày đêmMột phần
Cấp lại giấy phép tài nguyên nước (TTHC cấp tỉnh)Toàn trình
Thủ tục chuyển nhượng quyền khai thác tài nguyên nướcMột phần
Lấy ý kiến Ủy ban nhân dân cấp tỉnh đối với các dự án đầu tư có chuyển nước từ nguồn nước liên tỉnh; dự án đầu tư xây dựng hồ chứa, đập dâng trên dòng chính lưu vực sông liên tỉnh thuộc trường hợp phải xin phép; công trình khai thác, sử dụng nước mặt (không phải là hồ chứa, đập dâng) sử dụng nguồn nước liên tỉnh với lưu lượng khai thác từ 10 m3 /giây trở lênMột phần
Thẩm định, phê duyệt phương án cắm mốc giới hành lang bảo vệ nguồn nước đối với hồ chứa thủy điện và hồ chứa thủy lợi (TTHC cấp tỉnh)Một phần
Tính tiền cấp quyền khai thác tài nguyên nước đối với công trình chưa vận hành cấp tỉnhToàn trình
Tính tiền cấp quyền khai thác tài nguyên nước đối với công trình đã vận hành (cấp tỉnh)Toàn trình
Điều chỉnh tiền cấp quyền khai thác tài nguyên nước (cấp tỉnh)Toàn trình
Đăng ký khai thác sử dụng nước mặt, nước biển (cấp tỉnh)Toàn trình
Đăng ký khai thác nước dưới đất (cấp tỉnh)Toàn trình
Trả lại giấy phép tài nguyên nước (cấp tỉnh)Toàn trình