Cho vay vốn tín dụng đầu tư của Nhà nước\Xử lý tài sản bảo đảm (TSBĐ) tiền vay\Trường hợp xử lý TSBĐ theo thoả thuận

Thông tin chung

Lĩnh vực:Quản lý vốn ủy thác
Cơ quan trực tiếp thực hiện TTHC:Chi nhánh Ngân hàng Phát triển Việt Nam tại Huế
Nơi tiếp nhận:02 Nguyễn Thị Minh Khai, thành phố Huế
Thời gian tiếp nhận:Từ thứ 2 đến thứ 6 và sáng thứ 7 hàng tuần (trừ các ngày nghỉ Lễ theo quy định)

Trình tự thực hiện

1. Khách hàng có công văn đề nghị xử lý tài sản bảo đảm (TSBĐ) hoặc Biên bản làm việc giữa Chi nhánh NHPT và khách hàng về việc xử lý TSBĐ (nếu có), gửi các Sở Giao dịch, Chi nhánh NHPT (gọi tắt là Chi nhánh NHPT).

2. Chi nhánh NHPT có công văn báo cáo và đề xuất xử lý TSBĐ gửi NHPT.

3. NHPT có công văn gửi Chi nhánh NHPT về việc đồng ý hoặc không đồng ý (nêu rõ lý do) xử lý TSBĐ, để Chi nhánh căn cứ trả lời khách hàng

4. Trường hợp được NHPT đồng ý xử lý TSBĐ: Chi nhánh NHPT thông báo bằng văn bản về việc xử lý tài sản bảo đảm cho bên bảo đảm và các bên cùng nhận bảo đảm khác theo địa chỉ được lưu giữ tại cơ quan đăng ký giao dịch bảo đảm hoặc đăng ký văn bản thông báo về việc xử lý tài sản bảo đảm theo quy định của pháp luật về đăng ký giao dịch bảo đảm.

5. Chi nhánh NHPT thực hiện giao nhận, thu giữ TSBĐ với bên bảo đảm để xử lý.

6. Khai thác, sử dụng TSBĐ trong thời gian chờ xử lý (nếu có).

7. Tiến hành xử lý TSBĐ:

Chi nhánh NHPT phối hợp với các bên liên quan tiến hành thực hiện các  xử lý TSBĐ như sau:

- Xác định giá trị TSBĐ khi xử lý.

- Phương thức xử lý TSBĐ:

         + Bán TSBĐ: các bên thoả thuận về bên bán, bên bán có thể là: Chi nhánh NHPT bán; Bên bảo đảm bán; Trường hợp hai bên cùng phối hơp bán thì phải ký biên bản thoả thuận về việc bán TSBĐ; Trường hợp Uỷ quyền cho bên thứ ba bán thì Chi nhánh NHPT có công văn uỷ quyền cho bên thứ ba. Trường hợp không thoả thuận được thì Chi nhánh NHPT quyết định bên được bán. Việc bán TSBĐ phải được thực hiện qua hơp đồng mua bán;

   + NHPT nhận chính TSBĐ để thay thế cho việc thực hiện nghĩa vụ được bảo đảm;

   + NHPT nhận các khoản tiền hoặc tài sản khác từ người thứ ba trong trường hợp thế chấp quyền đòi nợ;

   + Phương thức khác do NHPT và các bên có liên quan thoả thuận.

- Thanh toán thu nợ từ việc xử lý TSBĐ.

8. Đối chiếu, xác nhận số dư nợ còn lại: Sau khi TSBĐ đã được xử lý để thu hồi, Chi nhánh NHPT và khách hàng lập phiếu đối chiếu, xác nhận số dư nợ còn lại, số siền thu thêm được từ các nguồn thu nhập hợp pháp khác của khách hàng.

 

 

Cách thức thực hiện:

1. Trực tiếp tại trụ sở của Sở giao dịch hoặc Chi nhánh NHPT.

2. Thông qua hệ thống bưu chính.

Yêu cầu thêm

 

NHPT được xử lý TSBĐ theo quy định của pháp luật và theo thoả thuận trong các trường hợp sau:

1.   Khách hàng có nợ quá hạn liên tiếp trong thời hạn 06 tháng đối với tín dụng đầu tư;

2.   Trường hợp bên bảo đảm là pháp nhân được tổ chức lại, nếu không thoả thuận được việc kế thừa, thực hiện nghĩa vụ trả nợ, nghĩa vụ bảo đảm đối với NHPT của các pháp nhân mới và khách hàng không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ nghĩa vụ trả nợ trước thời hạn theo yêu cầu của NHPT, thì NHPT có quyền xử lý TSBĐ để thu hồi nợ;

3. Khách hàng vi phạm nghĩa vụ hợp đồng tín dụng, hợp đồng bảo lãnh tín dụng phải thực hiện nghĩa vụ trả nợ NHPT trước thời hạn, nhưng không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ nghĩa vụ trả nợ.

4. Trường hợp khách hàng bị giải thể theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền trước khi đến hạn trả nợ, thì nghĩa vụ trả nợ tuy chưa đến hạn cũng được coi là đến hạn, nếu khách hàng không trả được và không xử lý TSBĐ để trả nợ thì NHPT được xử lý TSBĐ để thu hồi nợ;

 Các trường hợp khác do các bên thoả thuận hoặc theo quy định của pháp luật

Hồ sơ kèm theo

Tên hồ sơMẫu tải về
1.Văn bản đề nghị xử lý TSBĐ của khách hàng hoặc Biên bản làm việc giữa Chi nhánh NHPT và khách hàng về xử lý TSBĐ. 2.Báo cáo tài chính đến thời điểm đề nghị xử lý TSBĐ của khách hàng. 3.Hợp đồng tín dụng (phụ lục hợp đồng tín dụng); Hợp đồng bảo đảm tiền vay (phụ lục hợp đồng bảo đảm tiền vay). (Bản chính)

Số lượng hồ sơ: 01

Ghi chú thành phần hồ sơ:

Căn cứ pháp lý

Văn bản quy phạm pháp luật

SỞ TƯ PHÁP - TỈNH THỪA THIÊN HUẾ