Thủ tục cấp giấy phép xả nước thải vào nguồn nước với lưu lượng dưới 30.000m3/ngày đêm đối với hoạt động nuôi trồng thủy sản; với lưu lượng dưới 3.000m3/ngày đêm đối với các hoạt động khác.

Thông tin chung

Lĩnh vực:Tài nguyên nước
Cơ quan trực tiếp thực hiện TTHC:Sở Tài nguyên và Môi trường
Cơ quan có thẩm quyền quyết định:Ủy ban nhân dân tỉnh
Nơi tiếp nhận:Trung tâm phục vụ hành chính công Tỉnh, 01 đường Lê Lai - thành phố Huế (Điện thoại: 0234.3856868)
Thời gian tiếp nhận:Từ thứ 2 đến thứ 6 và sáng thứ 7 hàng tuần (trừ các ngày nghỉ Lễ theo quy định)

Trình tự thực hiện

- Bước 1: Nộp hồ sơ:

Tổ chức, cá nhân nộp hồ sơ và nộp phí thẩm định hồ sơ tại Trung tâm Phục vụ hành chính công tỉnh Thừa Thiên Huế.

Trung tâm Phục vụ hành chính công tỉnh Thừa Thiên Huế có trách nhiệm kiểm tra tính đầy đủ của hồ sơ và chuyển hồ sơ đến Sở Tài nguyên và Môi trường ngay trong ngày làm việc; trường hợp tiếp nhận sau 16 giờ 00 thì ngay buổi sáng ngày làm việc hôm sau (trước 11 giờ 30).

- Bước 2. Kiểm tra hồ sơ:

Sở Tài nguyên và Môi trường có trách nhiệm xem xét, kiểm tra hồ sơ:

+ Trường hợp hồ sơ không hợp lệ, Sở Tài nguyên và Môi trường gửi văn bản thông báo cho Trung tâm Phục vụ hành chính công tỉnh Thừa Thiên Huế. Kể từ ngày nhận thông báo, Trung tâm Phục vụ hành chính công tỉnh Thừa Thiên Huế có văn bản thông báo cho tổ chức, cá nhân đề nghị cấp phép để bổ sung, hoàn thiện hồ sơ theo quy định ngay trong ngày làm việc hoặc sáng ngày làm việc hôm sau nếu nhận sau 16 giờ 00.

 + Trường hợp hồ sơ sau khi đã bổ sung mà vẫn không đáp ứng yêu cầu theo quy định thì Sở Tài nguyên và Môi trường trả lại hồ sơ và thông báo rõ lý do cho Trung tâm Phục vụ hành chính công tỉnh Thừa Thiên Huế. Kể từ ngày nhận thông báo, Trung tâm Phục vụ hành chính công tỉnh Thừa Thiên Huế có văn bản thông báo nêu rõ lý do cho tổ chức, cá nhân đề nghị cấp phép ngay trong ngày làm việc hoặc sáng ngày làm việc hôm sau nếu nhận sau 16 giờ 00 và trả lại hồ sơ.

- Bước 3: Thẩm định đề án, báo cáo và quyết định cấp phép:

Kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, cơ quan tiếp nhận hồ sơ có trách nhiệm thẩm định đề án, báo cáo; nếu cần thiết thì kiểm tra thực tế hiện trường, lập hội đồng thẩm định đề án, báo cáo.

+ Trường hợp đủ điều kiện cấp phép, Sở Tài nguyên và Môi trường trình Ủy ban nhân dân tỉnh; trường hợp không đủ điều kiện để cấp phép thì Sở Tài nguyên và Môi trường trả lại hồ sơ cho Trung tâm Phục vụ hành chính công tỉnh Thừa Thiên Huế và thông báo lý do không cấp phép. Kể từ ngày nhận thông báo, Trung tâm Phục vụ hành chính công tỉnh Thừa Thiên Huế có văn bản thông báo nêu rõ lý do không cấp phép cho tổ chức, cá nhân đề nghị cấp phép ngay trong ngày làm việc hoặc sáng ngày làm việc hôm sau nếu nhận sau 16 giờ 00 và trả lại hồ sơ.

+ Trường hợp phải bổ sung, chỉnh sửa để hoàn thiện đề án, báo cáo; Sở Tài nguyên và Môi trường gửi văn bản thông báo cho Trung tâm Phục vụ hành chính công tỉnh Thừa Thiên Huế nêu rõ những nội dung cần bổ sung, hoàn thiện. Kể từ ngày nhận thông báo, Trung tâm Phục vụ hành chính công tỉnh Thừa Thiên Huế có văn bản thông báo nêu rõ những nội dung cần bổ sung, hoàn thiện cho tổ chức, cá nhân đề nghị cấp phép ngay trong ngày làm việc hoặc sáng ngày làm việc hôm sau nếu nhận sau 16 giờ 00.

 Thời gian bổ sung, hoàn thiện hoặc lập lại đề án, báo cáo không tính vào thời gian thẩm định đề án, báo cáo. Thời gian thẩm định sau khi đề án, báo cáo được bổ sung hoàn chỉnh là hai mươi (20) ngày làm việc.

+ Trường hợp phải lập lại đề án, báo cáo; Sở Tài nguyên và Môi trường gửi văn bản thông báo cho Trung tâm Phục vụ hành chính công tỉnh Thừa Thiên Huế nêu rõ những nội dung đề án, báo cáo chưa đạt yêu cầu, phải làm lại và trả lại hồ sơ. Kể từ ngày nhận thông báo, Trung tâm Phục vụ hành chính công tỉnh Thừa Thiên Huế có văn bản thông báo nêu rõ những nội dung đề án, báo cáo chưa đạt yêu cầu, phải làm lại cho tổ chức, cá nhân đề nghị cấp phép ngay trong ngày làm việc hoặc sáng ngày làm việc hôm sau nếu nhận sau 16 giờ 00 và trả lại hồ sơ đề nghị cấp phép.

- Bước 4. Thông báo kết quả:

Trung tâm Phục vụ hành chính công tỉnh Thừa Thiên Huế thông báo cho tổ chức, cá nhân đề nghị cấp phép để thực hiện nghĩa vụ tài chính và nhận giấy phép.

 

Cách thức thực hiện:

- Nộp hồ sơ: Tổ chức, cá nhân nộp hồ sơ tại Trung tâm Phục vụ hành chính công tỉnh Thừa Thiên Huế.

- Trả kết quả giải quyết thủ tục hành chính: Trung tâm Phục vụ hành chính công tỉnh Thừa Thiên Huế trả lại hồ sơ cho tổ chức, cá nhân đề nghị cấp phép và thông báo lý do không cấp phép (đối với trường hợp hồ sơ không đủ điều kiện cấp phép); thông báo nghĩa vụ tài chính và trả giấy phép (đối với trường hợp đủ điều kiện cấp phép).

 

Yêu cầu thêm

- Đã thực hiện việc thông báo, lấy ý kiến đại diện cộng đồng dân cư, tổ chức, cá nhân ( đối với trường hợp lấy ý kiện đại diện cộng đồng dân cư, tổ chức, cá nhân).

- Có đề án phù hợp với quy hoạch tài nguyên nước đã được phê duyệt hoặc phù hợp với khả năng nguồn nước, khả năng tiếp nhận nước thải của nguồn nước nếu chưa có quy hoạch tài nguyên nước; thông tin, số liệu sử dụng để lập đề án phải đảm bảo đầy đủ, rõ ràng, chính xác và trung thực. Đề án, báo cáo phải do tổ chức, cá nhân có đủ điều kiện năng lực lập:

            (1) Điều kiện đối với đội ngũ cán bộ chuyên môn của tổ chức lập đề án, báo cáo trong hồ sơ đề nghị cấp giấy phép tài nguyên nước

            - Cán bộ chuyên môn:có cán bộ được đào tạo các chuyên ngành đào tạo liên quan đến môi trường (khoa học môi trường, công nghệ môi trường, kỹ thuật môi trường, quản lý môi trường).

            - Kinh nghiệm công tác: người phụ trách kỹ thuật của đề án, báo cáo đã trực tiếp tham gia lập ít nhất 03 (ba) đề án, báo cáo;

            - Cùng một thời điểm, người phụ trách kỹ thuật của đề án, báo cáo chỉ đảm nhận phụ trách kỹ thuật tối đa không quá 03 đề án, báo cáo.

            (2) Điều kiện đối với cá nhân tư vấn độc lập thực hiện việc lập đề án, báo cáo trong hồ sơ đề nghị cấp giấy phép tài nguyên nước

            Đối với cá nhân tư vấn độc lập thực hiện việc lập đề án, báo cáo trong hồ sơ đề nghị cấp giấy phép tài nguyên nước phải đáp ứng các điều kiện:

            - Là công dân Việt Nam hoặc người nước ngoài có giấy phép lao động tại Việt Nam theo quy định của pháp luật về lao động;

            - Có văn bằng đào tạo trình độ từ đại học trở lên, chuyên ngành đào tạo phù hợp với nhiệm vụ được giao. Các văn bằng này được các cơ sở đào tạo của Việt Nam hoặc nước ngoài cấp theo quy định của pháp luật;

            - Chuyên ngành đào tạo liên quan đến nước dưới đất (địa chất, địa chất thủy văn, địa chất công trình, khoan thăm dò, địa vật lý, địa kỹ thuật)

            - Kinh nghiệm công tác:  đã là người phụ trách kỹ thuật của ít nhất 05 (năm) đề án, báo cáo;

            - Cùng một thời điểm, cá nhân tư vấn độc lập chỉ được nhận tư vấn lập 01 đề án, báo cáo trong hồ sơ đề nghị cấp giấy phép tài nguyên nước.

            (3) Hồ sơ năng lực của tổ chức, cá nhân tham gia thực hiện đề án, dán, báo cáo trong lĩnh vực tài nguyên nước

            - Tổ chức, cá nhân hành nghề khi thực hiện lập đề án, báo cáo trong hồ sơ đề nghị cấp giấy phép tài nguyên nước phải có hồ sơ chứng minh năng lực.

            - Hồ sơ năng lực đối với trường hợp là tổ chức hành nghề trong lĩnh vực tài nguyên nước:

            + Bản sao có chứng thực hoặc bản sao có kèm bản chính để đối chiếu các loại giấy tờ: Quyết định thành lập tổ chức của cơ quan có thẩm quyền, trong đó có chức năng, nhiệm vụ liên quan đến hoạt động điều tra cơ bản, lập quy hoạch tài nguyên nước và các hoạt động khác về tài nguyên nước;Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh và đăng ký thuế hoặc giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp do cơ quan có thẩm quyền cấp và các giấy tờ, tài liệu, hợp đồng để chứng minh việc đáp ứng yêu cầu đối với các hạng mục công việc có quy định điều kiện khi thực hiện (nếu có) đối với trường hợp hạng mục công việc của đề án, dự án, báo cáo có yêu cầu điều kiện khi thực hiện thì tổ chức phải đáp ứng các điều kiện đó hoặc có hợp đồng liên doanh, liên kết hoặc hợp đồng thuê với tổ chức, cá nhân đáp ứng điều kiện để thực hiện.

            + Danh sách đội ngũ cán bộ chuyên môn, người được giao phụ trách kỹ thuật; bản sao có chứng thực hoặc bản sao có kèm bản chính để đối chiếu giấy chứng minh nhân dân, căn cước công dân hoặc hộ chiếu, văn bằng đào tạo, giấy phép hành nghề (nếu có), hợp đồng lao động hoặc quyết định tuyển dụng; các tài liệu, giấy tờ để chứng minh kinh nghiệm công tác của từng cá nhân đáp ứng yêu cầu điều kiện nêu trên.

            - Hồ sơ năng lực đối với trường hợp là cá nhân tư vấn độc lập thực hiện việc lập đề án, báo cáo trong hồ sơ đề nghị cấp giấy phép tài nguyên nước:

            + Bản sao có chứng thực hoặc bản sao có kèm bản chính để đối chiếu giấy chứng minh nhân dân, căn cước công dân hoặc hộ chiếu, văn bằng đào tạo;

            + Các tài liệu, giấy tờ để chứng minh kinh nghiệm công tác của cá nhân đáp ứng yêu cầu về kinh nghiệm công tác muc (2) nêu trên;

            - Tổ chức, cá nhân hành nghề phải nộp hồ sơ năng lực cho cơ quan có thẩm quyền giao nhiệm vụ, đặt hàng, đấu thầu hoặc tổ chức cá nhân thuê lập đề án, báo cáo để làm căn cứ lựa chọn tổ chức, cá nhân đủ điều kiện về năng lực thực hiện đề án, dự án, báo cáo.

            Phương án, biện pháp xử lý nước thải thể hiện trong đề án, báo cáo xả nước thải vào nguồn nước phải bảo đảm nước thải được xử lý đạt tiêu chuẩn, quy chuẫn kỹ thuật.

            - Có thiết bị, nhân lực hoặc có hợp đồng thuê tổ chức, cá nhân khác đủ năng lực thực hiện việc vận hành hệ thống xử lý nước thải và quan trắc hoạt động xả nước thải đối với trường hợp đã có công trình xả nước thải;

            - Có phương án bố trí thiết bị, nhân lực để thực hiện việc vận hành hệ thống xử lý nước thải và quan trắc hoạt động xả thải đối với trường hợp chưa có công trình xả nước thải;

            + Đối với trường hợp xả thải có công trình xả nước thải vào nguồn nước có lưu lượng từ 10.000m3/ngày đêm trở lên còn phải có phương án, phương tiện, thiết bị cần thiết để ứng phó, khắc phục sự cố ô nhiễm nguồn nước và thực hiện việc giám sát hoạt động xả nước thải theo quy định.

Hồ sơ kèm theo

Tên hồ sơMẫu tải về
Đơn đề nghị cấp giấy phép (01 bản chính); ()Tải về
Đề án xả nước thải vào nguồn nước kèm theo quy trình vận hành hệ thống xử lý nước thải đối với trường hợp chưa xả nước thải (01 bản chính); ()Tải về
hoặc báo cáo hiện trạng xả nước thải kèm theo quy trình vận hành hệ thống xử lý nước thải đối với trường hợp đang xả nước thải vào nguồn nước (01 bản chính); ()Tải về
Kết quả phân tích chất lượng nguồn nước tiếp nhận tại vị trí xả nước thải vào nguồn nước; kết quả phân tích chất lượng nước thải trước và sau khi xử lý đối với trường hợp đang xả nước thải. Thời điểm lấy mẫu phân tích chất lượng nước không quá ba (03) tháng tính đến thời điểm nộp hồ sơ (01 bản chính); ()
Sơ đồ vị trí khu vực xả nước thải (01 bản chính). ()
Văn bản góp ý, tổng hợp tiếp thu, giải trình ý kiến (đối với trường hợp phải lấy ý kiến đại diện cộng đồng dân cư, tổ chức, cá nhân) (01 bản chính). ()

Số lượng hồ sơ: 02

Căn cứ pháp lý

Văn bản quy phạm pháp luật
Luật số 97/2015/QH13 của Quốc hội ban hành ngày 25/11/2015
Luật số 17/2012/QH13 của Quốc hội ban hành ngày 21/06/2012
Thông tư số 27/2014/TT-BTNMT của Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành ngày 30/05/2014
Nghị định số 201/2013/NĐ-CP của Chính phủ ban hành ngày 27/11/2013
Nghị định số 60/2016/NĐ-CP của Chính phủ ban hành ngày 01/07/2016
Thông tư số 56/2014/TT-BTNMT của Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành ngày 24/09/2014
Quyết định số 39/2017/QĐ-UBND của UBND Tỉnh ban hành ngày 25/05/2017
Nghị định số 136/2018/NĐ-CP của Chính phủ ban hành ngày 05/10/2018

SỞ TƯ PHÁP - TỈNH THỪA THIÊN HUẾ