Thẩm định, phê duyệt Phương án cải tạo, phục hồi môi trường bổ sung đối với hoạt động khai thác khoáng sản (trường hợp có Phương án bổ sung và Báo cáo đánh giá tác động môi trường không cùng cơ quan thẩm quyền phê duyệt)

Lĩnh vực:Môi trường
Cơ quan trực tiếp thực hiện TTHC:Sở Tài nguyên và Môi trường
Cơ quan phối hợp thực hiện:các Sở, ban, ngành có liên quan
Cơ quan có thẩm quyền quyết định:Ủy ban nhân dân tỉnh
Nơi tiếp nhận:Trung tâm phục vụ hành chính công Tỉnh, 01 đường Lê Lai - thành phố Huế (Điện thoại: 0234.3856868)
Thời gian tiếp nhận:Từ thứ 2 đến thứ 6 và sáng thứ 7 hàng tuần (trừ các ngày nghỉ Lễ theo quy định)

 

* Bước 1: Tổ chức, cá nhân khai thác khoáng sản nộp hồ sơ đề nghị thẩm định, phê duyệt đến Bộ phận Tiếp nhận và Trả kết quả (TN&TKQ) Sở Tài nguyên và Môi trường.

* Bước 2: Bộ phận TN&TKQ kiểm tra hồ sơ, nếu thành phần, số lượng đúng theo quy định thì tiếp nhận, in phiếu tiếp nhận và giao cho người nộp; chuyển hồ sơ cho bộ phận chuyên môn giải quyết. Trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ, hợp lệ, Sở Tài nguyên và Môi trường thông báo cho tổ chức biết và hoàn thiện hồ sơ.

* Bước 3:

- Trong thời hạn không quá mười (10) ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ, cơ quan thường trực thẩm định Phương án bổ sung có trách nhiệm thành lập hội đồng thẩm định. Trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ hoặc không hợp lệ thì trong thời hạn không quá năm (05) ngày làm việc cơ quan thường trực thẩm định thông báo bằng văn bản cho tổ chức, cá nhân biết để hoàn thiện hồ sơ;

-  Trường hợp cần thiết, trong thời hạn không quá mười hai (12) ngày làm việc kể từ ngày thành lập hội đồng thẩm định, cơ quan thường trực thẩm định Phương án bổ sung tiến hành các hoạt động: kiểm tra thực địa, kiểm chứng các thông tin, số liệu; lấy mẫu phân tích kiểm chứng tại địa điểm thực hiện Phương án bổ sung và khu vực kế cận; tham vấn ý kiến của các tổ chức, cá nhân có liên quan; thuê các chuyên gia, tổ chức xã hội - nghề nghiệp phản biện các nội dung của Phương án bổ sung;

-  Trong thời hạn không quá bảy (07) ngày làm việc kể từ ngày có quyết định thành lập hội đồng thẩm định hoặc trường hợp đã kiểm tra thực địa, kiểm chứng các thông tin, số liệu; lấy mẫu phân tích kiểm chứng tại địa điểm thực hiện Phương án bổ sung và khu vực kế cận; tham vấn ý kiến của các tổ chức, cá nhân có liên quan; thuê các chuyên gia, tổ chức xã hội - nghề nghiệp phản biện các nội dung của Phương án bổ sung cơ quan thường trực thẩm định tổ chức họp hội đồng thẩm định.

-  Trong thời hạn sáu (06) ngày làm việc kể từ ngày tổ chức họp hội đồng thẩm định, cơ quan thường trực thẩm định Phương án bổ sung thông báo bằng văn bản kết quả thẩm định cho tổ chức, cá nhân.

-  Sau khi nhận thông báo kết quả thẩm định, tổ chức, cá nhân có trách nhiệm:

+ Chỉnh sửa, hoàn thiện nội dung Phương án bổ sung trong trường hợp thông qua với điều kiện phải chỉnh sửa, bổ sung; nộp hai (02) Phương án bổ sung có đóng dấu giáp lai kèm theo văn bản giải trình cụ thể và gửi đến Sở Tài nguyên và Môi trường;

+ Lập lại Phương án bổ sung và nộp lại trong trường hợp quy định không được thông qua; trình tự thẩm định được thực hiện như đối với trường hợp nộp hồ sơ lần đầu;

+ Nộp hai (02) Phương án bổ sung có đóng dấu giáp lai và gửi đến Sở Tài nguyên và Môi trường trong trường hợp được thông qua không phải chỉnh sửa, bổ sung.

- Sở Tài nguyên và Môi trường xem xét, ban hành quyết định phê duyệt và xác nhận vào mặt sau trang phụ bìa của Phương án bổ sung. Trường hợp hồ sơ không đủ điều kiện phê duyệt thì có ý kiến bằng văn bản nêu rõ lý do.

* Bước 4: Sở Tài nguyên và Môi trường gửi quyết định phê duyệt kèm theo Phương án bổ sung đã được phê duyệt cho tổ chức, cá nhân và Quỹ Bảo vệ môi trường Thừa Thiên Huế.

Cách thức thực hiện:

- Cá nhân, tổ chức nộp hồ sơ và nhận kết quả tại Bộ phận TN&TKQ Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Thừa Thiên Huế.

Tên hồ sơMẫu tải về
+ Một (01) Văn bản đề nghị thẩm định, phê duyệt Phương án bổ sung (bản chính); (Bản chính)
+ Bảy (07) Phương án cải tạo, phục hồi môi trường bổ sung (bản chính); (Bản chính)
+ Một (01) Báo cáo đánh giá tác động môi trường (hoặc Kế hoạch bảo vệ môi trường hoặc Bản cam kết bảo vệ môi trường hoặc Bản đăng ký đạt tiêu chuẩn môi trường hoặc Đề án bảo vệ môi trường đơn giản hoặc Đề án bảo vệ môi trường chi tiết) đã được phê duyệt hoặc xác nhận (nếu có) (bản sao); (Bản sao)
+ Một (01) Phương án kèm theo Quyết định đã phê duyệt (bản sao). (Bản sao)

Số lượng hồ sơ: 01

Không

Quy định về việc phản ánh, kiến nghị thủ tục hành chính

Cá nhân, tổ chức phản ảnh, kiến nghị về quy định hành chính theo các nội dung sau:

- Những vướng mắc cụ thể trong thực hiện quy định hành chính do hành vi chậm trễ, gây phiền hà hoặc không thực hiện, thực hiện không đúng quy định hành chính của cơ quan, cán bộ, công chức nhà nước như: từ chối thực hiện, kéo dài thời gian thực hiện thủ tục hành chính; tự ý yêu cầu, bổ sung, đặt thêm hồ sơ, giấy tờ ngoài quy định của pháp luật; sánh nhiễu , gây phiền hà, đùn đẩy trách nhiệm; không niêm yết công khai, minh bạch thủ tục hành chính hoặc niêm yết công khai không đầy đủ các thủ tục hành chính tại nơi giải quyết thủ tục hành chính; thủ tục hành chính được niêm yết công khai đã hết hiệu lực thi hành hoặc trái với nội dung thủ tục hành chính được đăng tải trên cơ sở dữ liệu quốc gia về thủ tục hành chính...

- Quy định hành chính không phù hợp với thực tế; không đồng bộ, thiếu thống nhất; không hợp pháp hoặc trái với các điều ước quốc tế mà Việt Nam đã ký kết hoặc gia nhập; những vấn đề khác liên quan đến thủ tục hành chính.

- Đề xuất phương án xử lý những phản ánh nêu trên hoặc có sáng kiến ban hành mới quy định hành chính liên quan đến hoạt động kinh doanh, đời sống nhân dân.

Lưu ý:

- Phản ánh, kiến nghị phải sử dụng ngôn ngữ tiếng Việt; ghi rõ nội dung phản ánh, kiến nghị.

- Ghi rõ tên, địa chỉ, số điện thoại (hoặc địa chỉ thư tín) của cá nhân, tổ chức có phản ánh, kiến nghị;

- Không tiếp nhận phản ánh, kiến nghị liên quan đến khiếu nại, tố cáo và giải quyết khiếu nại, tố cáo.

Gửi phản ánh thủ tục hành chính:( * Bắt buộc)

  • * Họ và tên:
  • * Địa chỉ:
  • * Số điện thoại:
  • Tên TTHC kiến nghị:
  • Thẩm định, phê duyệt Phương án cải tạo, phục hồi môi trường bổ sung đối với hoạt động khai thác khoáng sản (trường hợp có Phương án bổ sung và Báo cáo đánh giá tác động môi trường không cùng cơ quan thẩm quyền phê duyệt)
  • Phản ánh, kiến nghị:
  • * Vướng mắc, bất cập:
  • Đề xuất (nếu có):
  • * Mã bảo vệ: