Thủ tục thành lập, chia tách để thành lập và sáp nhập để thành lập thôn mới, tổ dân phố mới

Lĩnh vực:Người có công (Sở LĐTBXH)
Cơ quan trực tiếp thực hiện TTHC:Sở Nội vụ
Cơ quan phối hợp thực hiện:Sở Nội vụ
Cơ quan có thẩm quyền quyết định:HĐND tỉnh
Nơi tiếp nhận:Trung tâm phục vụ hành chính công Tỉnh, 01 đường Lê Lai - thành phố Huế (Điện thoại: 0234.3856868)
Thời gian tiếp nhận:Từ thứ 2 đến thứ 6 và sáng thứ 7 hàng tuần (trừ các ngày nghỉ Lễ theo quy định)

 

- Các bước thực hiện:

Bước 1: Ủy ban nhân dân tỉnh quyết định chủ trương thành lập thôn mới, tổ dân phố mới; chỉ đạo Ủy ban nhân dân cấp huyện giao Ủy ban nhân dân cấp xã xây dựng Đề án thành lập thôn mới, tổ dân phố mới.

Bước 2: Uỷ ban nhân dân cấp xã tổ chức lấy ý kiến của toàn thể cử tri hoặc cử tri đại diện hộ gia đình trong khu vực thành lập thôn mới, tổ dân phố mới về Đề án thành lập thôn mới, tổ dân phố mới; tổng hợp các ý kiến và lập thành biên bản lấy ý kiến về Đề án.

Bước 3: Đề án thành lập thôn mới, tổ dân phố mới nếu được trên 50% số cử tri hoặc cử tri đại diện hộ gia đình trong khu vực thành lập thôn mới, tổ dân phố mới tán thành thì Uỷ ban nhân dân cấp xã hoàn chỉnh hồ sơ (kèm theo biên bản lấy ý kiến) trình Hội đồng nhân dân cấp xã thông qua tại kỳ họp gần nhất. Trong thời hạn 10 ngày làm việc kể từ ngày có Nghị quyết của Hội đồng nhân dân cấp xã, Ủy ban nhân dân cấp xã hoàn chỉnh hồ sơ trình Uỷ ban nhân dân cấp huyện.

Bước 4: Trong thời hạn 15 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ do Ủy ban nhân dân cấp xã chuyển đến, Uỷ ban nhân dân cấp huyện có Tờ trình (kèm hồ sơ thành lập thôn mới, tổ dân phố mới của Ủy ban nhân dân cấp xã) gửi Sở Nội vụ để thẩm định trình Uỷ ban nhân dân tỉnh.

Bước 5: Sở Nội vụ nghiên cứu, thẩm định hồ sơ, đề án, thực hiện quy trình lấy ý kiến các cơ quan có liên quan; tổng hợp các ý kiến góp ý đề nghị bổ sung thêm hồ sơ theo ý kiến góp ý (nếu có).

Bước 6: Căn cứ vào hồ sơ trình của Uỷ ban nhân dân cấp huyện và kết quả thẩm định của Sở Nội vụ, Uỷ ban nhân dân tỉnh trình Hội đồng nhân dân cùng cấp xem xét ban hành Nghị quyết thành lập thôn mới, tổ dân phố mới.

Bước 7: Sau khi có Nghị quyết của Hội đồng nhân dân tỉnh, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành Quyết định thành lập thôn mới, tổ dân phố mới.

- Thời gian thực hiện thủ tục hành chính:

Thực hiện vào tất cả các ngày làm việc trong tuần, trừ ngày lễ, tết theo quy định của Bộ Luật Lao động.

          - Sáng: 7h30 đến 11h00.

          - Chiều: 14h đến 16h30.

- Địa điểm thực hiện thủ tục hành chính: Bộ phận Tiếp nhận và trả kết quả, Sở Nội vụ, số 09 Đống Đa, Tp Huế, Thừa Thiên Huế.

Cách thức thực hiện:

Nộp hồ sơ và nhận kết quả trực tiếp tại bộ phận tiếp nhận và trả kết quả Sở Nội vụ tỉnh Thừa Thiên Huế

Tên hồ sơMẫu tải về
Tờ trình của Uỷ ban nhân dân cấp huyện, cấp xã về thành lập thôn mới, tổ dân phố mới; (Bản chính)
Đề án thành lập thôn mới, tổ dân phố mới. Nội dung chủ yếu của Đề án gồm: + Sự cần thiết thành lập thôn mới, tổ dân phố mới; + Tên gọi của thôn mới, tổ dân phố mới; + Vị trí địa lý, ranh giới của thôn mới, tổ dân phố mới (có sơ đồ thể hiện vị trí địa lý); + Dân số (số hộ gia đình, số nhân khẩu) của thôn mới, tổ dân phố mới; + Diện tích tự nhiên của thôn mới, tổ dân phố mới (đối với thôn phải chi tiết số liệu về diện tích đất ở, đất sản xuất), đơn vị tính là hecta; + Các điều kiện khác quy định tại Khoản 2 Điều 7 Thông tư số 04/2012/TT-BNV; + Đề xuất, kiến nghị. - Tổng hợp kết quả lấy ý kiến và biên bản lấy ý kiến của toàn thể cử tri hoặc cử tri đại diện hộ gia đình trong khu vực thành lập thôn mới, tổ dân phố mới về Đề án thành lập thôn mới, tổ dân phố mới. (Bản chính)
Nghị quyết của Hội đồng nhân dân cấp xã về việc thông qua Đề án thành lập thôn mới, tổ dân phố mới. (Bản chính)
Tổng hợp kết quả lấy ý kiến và biên bản lấy ý kiến của toàn thể cử tri hoặc cử tri đại diện hộ gia đình trong khu vực thành lập thôn mới, tổ dân phố mới về Đề án thành lập thôn mới, tổ dân phố mới. (Bản chính)

Số lượng hồ sơ: 02

Ghi chú thành phần hồ sơ: Thành phần hồ sơ: - Tờ trình của Uỷ ban nhân dân cấp huyện, cấp xã về thành lập thôn mới, tổ dân phố mới; - Đề án thành lập thôn mới, tổ dân phố mới. Nội dung chủ yếu của Đề án gồm: + Sự cần thiết thành lập thôn mới, tổ dân phố mới; + Tên gọi của thôn mới, tổ dân phố mới; + Vị trí địa lý, ranh giới của thôn mới, tổ dân phố mới (có sơ đồ thể hiện vị trí địa lý); + Dân số (số hộ gia đình, số nhân khẩu) của thôn mới, tổ dân phố mới; + Diện tích tự nhiên của thôn mới, tổ dân phố mới (đối với thôn phải chi tiết số liệu về diện tích đất ở, đất sản xuất), đơn vị tính là hecta; + Các điều kiện khác quy định tại Khoản 2 Điều 7 Thông tư số 04/2012/TT-BNV; + Đề xuất, kiến nghị. - Tổng hợp kết quả lấy ý kiến và biên bản lấy ý kiến của toàn thể cử tri hoặc cử tri đại diện hộ gia đình trong khu vực thành lập thôn mới, tổ dân phố mới về Đề án thành lập thôn mới, tổ dân phố mới. - Nghị quyết của Hội đồng nhân dân cấp xã về việc thông qua Đề án thành lập thôn mới, tổ dân phố mới.(Bản chính)

a) Quy mô số hộ gia đình:

- Đối với thôn: Ở vùng đồng bằng phải có từ 200 hộ gia đình trở lên; ở vùng miền núi, biên giới, hải đảo phải có từ 100 hộ gia đình trở lên;

- Đối với tổ dân phố: Ở vùng đồng bằng phải có từ 250 hộ gia đình trở lên; ở vùng miền núi, biên giới, hải đảo phải có từ 150 hộ gia đình trở lên.

Trường hợp thành lập phường, thị trấn từ xã thì chuyển các thôn hiện có của xã thành tổ dân phố thuộc phường, thị trấn.

b) Các điều kiện khác:

Thôn và tổ dân phố phải có cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội thiết yếu, phù hợp với điều kiện thực tế của địa phương để phục vụ hoạt động cộng đồng và ổn định cuộc sống của người dân. Riêng đối với thôn phải bảo đảm diện tích đất ở và đất sản xuất bình quân của mỗi hộ gia đình ít nhất bằng mức bình quân chung của xã

Quy định về việc phản ánh, kiến nghị thủ tục hành chính

Cá nhân, tổ chức phản ảnh, kiến nghị về quy định hành chính theo các nội dung sau:

- Những vướng mắc cụ thể trong thực hiện quy định hành chính do hành vi chậm trễ, gây phiền hà hoặc không thực hiện, thực hiện không đúng quy định hành chính của cơ quan, cán bộ, công chức nhà nước như: từ chối thực hiện, kéo dài thời gian thực hiện thủ tục hành chính; tự ý yêu cầu, bổ sung, đặt thêm hồ sơ, giấy tờ ngoài quy định của pháp luật; sánh nhiễu , gây phiền hà, đùn đẩy trách nhiệm; không niêm yết công khai, minh bạch thủ tục hành chính hoặc niêm yết công khai không đầy đủ các thủ tục hành chính tại nơi giải quyết thủ tục hành chính; thủ tục hành chính được niêm yết công khai đã hết hiệu lực thi hành hoặc trái với nội dung thủ tục hành chính được đăng tải trên cơ sở dữ liệu quốc gia về thủ tục hành chính...

- Quy định hành chính không phù hợp với thực tế; không đồng bộ, thiếu thống nhất; không hợp pháp hoặc trái với các điều ước quốc tế mà Việt Nam đã ký kết hoặc gia nhập; những vấn đề khác liên quan đến thủ tục hành chính.

- Đề xuất phương án xử lý những phản ánh nêu trên hoặc có sáng kiến ban hành mới quy định hành chính liên quan đến hoạt động kinh doanh, đời sống nhân dân.

Lưu ý:

- Phản ánh, kiến nghị phải sử dụng ngôn ngữ tiếng Việt; ghi rõ nội dung phản ánh, kiến nghị.

- Ghi rõ tên, địa chỉ, số điện thoại (hoặc địa chỉ thư tín) của cá nhân, tổ chức có phản ánh, kiến nghị;

- Không tiếp nhận phản ánh, kiến nghị liên quan đến khiếu nại, tố cáo và giải quyết khiếu nại, tố cáo.

Gửi phản ánh thủ tục hành chính:( * Bắt buộc)

  • * Họ và tên:
  • * Địa chỉ:
  • * Số điện thoại:
  • Tên TTHC kiến nghị:
  • Thủ tục thành lập, chia tách để thành lập và sáp nhập để thành lập thôn mới, tổ dân phố mới
  • Phản ánh, kiến nghị:
  • * Vướng mắc, bất cập:
  • Đề xuất (nếu có):
  • * Mã bảo vệ: