Đưa ra khỏi danh sách người có uy tín trong đồng bào dân tộc thiểu số

Lĩnh vực:Công tác dân tộc
Cơ quan trực tiếp thực hiện TTHC:Ban Dân tộc
Nơi tiếp nhận:Trung tâm phục vụ hành chính công Tỉnh, 01 đường Lê Lai - thành phố Huế
Thời gian tiếp nhận:Từ thứ 2 đến thứ 6 và sáng thứ 7 hàng tuần (trừ các ngày nghỉ Lễ theo quy định)

 

Bước 1: Đề nghị đưa ra khỏi danh sách người có uy tín;

Khi có các trường hợp quy định tại Điểm a Khoản 3 Điều 6 Quyết định số 12/2018/QĐ-TTg, Trưởng ban công tác Mặt trận thôn chủ trì tổ chức họp liên tịch (có sự tham gia của đại diện Chi ủy, chính quyền, Ban công tác Mặt trận, các tổ chức đoàn thể và đại diện hộ dân trong thôn), lập biên bản họp theo Mẫu số 06 tại Phụ lục 2 kèm theo Quyết định này gửi Ủy ban nhân dân cấp xã (01 bộ, gồm: văn bản đề nghị, biên bản họp theo Mẫu số 06 tại Phụ lục II và các giấy tờ có liên quan) đề nghị đưa ra khỏi danh sách người có uy tín.

Bước 2: Kiểm tra, lập hồ sơ đề nghị đưa ra khỏi danh sách người có uy tín;

Trong thời hạn 05 ngày kể từ ngày nhận được văn bản đề nghị của thôn, Ủy ban nhân dân cấp xã kiểm tra và lập hồ sơ (01 bộ gồm: văn bản đề nghị, biên bản theo Mẫu số 07 tại Phụ lục II kèm theo Quyết định này và các giấy tờ liên quan) gửi Ủy ban nhân dân cấp huyện;

Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ của xã Ủy ban nhân dân cấp huyện tổng hợp, kiểm tra và lập hồ sơ (01 bộ gồm: văn bản đề nghị kèm theo danh sách và bản tổng hợp hồ sơ đề nghị của xã) gửi Ban Dân tộc.

 Bước 3: Hoàn thiện hồ sơ, trình ban hành quyết định đưa ra khỏi danh sách người có uy tín;

Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ của huyện, Ban Dân tộc chủ trì, phối hợp với công an tỉnh, Mặt trận tổ quốc tỉnh và các ngành chức năng liên quan hoàn thiện hồ sơ (01 bộ gồm: tờ trình kèm theo danh sách đề nghị đưa ra khỏi danh sách người có uy tín; dự thảo Quyết định của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh; bảng tổng hợp hồ sơ đề nghị của các huyện và các giấy tờ liên quan khác), thống nhất trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét quyết định đưa ra khỏi danh sách người có uy tín trên địa bàn tỉnh và gửi Ủy ban Dân tộc tổng hợp theo quy định (kèm theo file mềm và địa chỉ email: vudantocthieuso@cema.gov.vn).

Cách thức thực hiện:

- Nộp hồ sơ và nhận kết quả Qua bưu điện;

- Nộp hồ sơ và nhận kết quả trực tiếp tại bộ phận tiếp nhận và trả kết quả Ban Dân tộc tỉnh Thừa Thiên Huế

Tên hồ sơMẫu tải về
Thủ tục “Đưa ra khỏi danh sách người có uy tín trong đồng bào dân tộc thiểu số”
Mẫu số 05: Đơn đề nghị Rút khỏi danh sách người có uy tín trong đồng bào dân tộc thiểu số
Mẫu số 06: Biên bản Họp liên tịch thôn Đề nghị đưa ra khỏi danh sách người có uy tín trong đồng bào dân tộc thiểu số
Mẫu số 07: Biên bản kiểm tra Đề nghị đưa ra khỏi danh sách người có uy tín trong đồng bào dân tộc thiểu số

Số lượng hồ sơ: 01 (một) bộ

Ghi chú thành phần hồ sơ:

- Người có uy tín chết.

- Người có uy tín đã chuyển nơi khác sinh sống hoặc do sức khỏe yếu, tự nguyện xin rút khỏi danh sách người có uy tín (theo Mẫu số 05 tại Phụ lục kèm theo Quyết định này).

- Người có uy tín vi phạm pháp luật.

- Người có uy tín mất năng lực hành vi dân sự theo quy định của pháp luật hiện hành.

- Người có uy tín giảm sút uy tín, không đảm bảo đủ các tiêu chí theo quy định tại Khoản 1 Điều 4 Quyết định này.

Quy định về việc phản ánh, kiến nghị thủ tục hành chính

Cá nhân, tổ chức phản ảnh, kiến nghị về quy định hành chính theo các nội dung sau:

- Những vướng mắc cụ thể trong thực hiện quy định hành chính do hành vi chậm trễ, gây phiền hà hoặc không thực hiện, thực hiện không đúng quy định hành chính của cơ quan, cán bộ, công chức nhà nước như: từ chối thực hiện, kéo dài thời gian thực hiện thủ tục hành chính; tự ý yêu cầu, bổ sung, đặt thêm hồ sơ, giấy tờ ngoài quy định của pháp luật; sánh nhiễu , gây phiền hà, đùn đẩy trách nhiệm; không niêm yết công khai, minh bạch thủ tục hành chính hoặc niêm yết công khai không đầy đủ các thủ tục hành chính tại nơi giải quyết thủ tục hành chính; thủ tục hành chính được niêm yết công khai đã hết hiệu lực thi hành hoặc trái với nội dung thủ tục hành chính được đăng tải trên cơ sở dữ liệu quốc gia về thủ tục hành chính...

- Quy định hành chính không phù hợp với thực tế; không đồng bộ, thiếu thống nhất; không hợp pháp hoặc trái với các điều ước quốc tế mà Việt Nam đã ký kết hoặc gia nhập; những vấn đề khác liên quan đến thủ tục hành chính.

- Đề xuất phương án xử lý những phản ánh nêu trên hoặc có sáng kiến ban hành mới quy định hành chính liên quan đến hoạt động kinh doanh, đời sống nhân dân.

Lưu ý:

- Phản ánh, kiến nghị phải sử dụng ngôn ngữ tiếng Việt; ghi rõ nội dung phản ánh, kiến nghị.

- Ghi rõ tên, địa chỉ, số điện thoại (hoặc địa chỉ thư tín) của cá nhân, tổ chức có phản ánh, kiến nghị;

- Không tiếp nhận phản ánh, kiến nghị liên quan đến khiếu nại, tố cáo và giải quyết khiếu nại, tố cáo.

Gửi phản ánh thủ tục hành chính:( * Bắt buộc)

  • * Họ và tên:
  • * Địa chỉ:
  • * Số điện thoại:
  • Tên TTHC kiến nghị:
  • Đưa ra khỏi danh sách người có uy tín trong đồng bào dân tộc thiểu số
  • Phản ánh, kiến nghị:
  • * Vướng mắc, bất cập:
  • Đề xuất (nếu có):
  • * Mã bảo vệ: