Công nhận làng nghề truyền thống

Lĩnh vực:Phát triển nông thôn
Cơ quan trực tiếp thực hiện TTHC:Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
Cơ quan có thẩm quyền quyết định:Ủy ban nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế
Nơi tiếp nhận:Trung tâm phục vụ hành chính công Tỉnh, 01 đường Lê Lai - thành phố Huế (Điện thoại: 0234.3856868)
Thời gian tiếp nhận:Từ thứ 2 đến thứ 6 và sáng thứ 7 hàng tuần (trừ các ngày nghỉ Lễ theo quy định)

 

Bước 1: UBND cấp huyện tập hợp hồ sơ do UBND cấp xã gửi lên, lập danh sách trình UBND cấp tỉnh xét công nhận.

Bước 2: UBND cấp tỉnh thành lập Hội đồng xét duyệt, chọn những đối tượng đủ tiêu chuẩn để ra quyết định và cấp giấy công nhận.

Cách thức thực hiện:

Trực tiếp tại Chi cục Phát triển nông thôn, 53 Nguyễn Huệ, thành phố Huế

Hoặc gửi qua đường bưu điện

Tên hồ sơMẫu tải về
Văn bản đề nghị của UBND xã (Bản chính)
- Những làng chưa được công nhận làng nghề hoặc nghề truyền thống, hồ sơ có thêm: + Bản tóm tắt quá trình hình thành, phát triển của nghề truyền thống có xác nhận của UBND cấp xã; + Bản sao công chứng giấy chứng nhận huy chương đã đoạt được trong các cuộc thi, triển lảm trong nước và quốc tế hoặc có tác phẩm đạt nghệ thuật cao cấp tỉnh trở lên trao tặng (nếu có) Đối với những tổ chức, cá nhân không có điều kiện tham dự các cuộc thi triển lảm hoặc không có tác phẩm đạt giải thưởng thì phải có bản mô tả đặc trưng mang bản sắc văn hóa dân tộc của nghề tuyền thống. + Bản sao giấy công nhận Nghệ nhân của cơ quan có thẩm quyền (nếu có) + Bản xác nhận thực hiện tốt chính sách, pháp luật của Nhà nước, có xác nhận của UBND cấp xã.
Trường hợp đã được công nhận làng nghề, hồ sơ thủ tục công nhận nghề truyền thống. Nếu chưa được công nghận làng nghề nhưng có nghề truyền thống đã được công nhận, hồ sơ thực hiện theo thủ tục công nhận làng nghề. (Bản chính)

Số lượng hồ sơ: 01

a) Hoạt động sản xuất kinh doanh ổn định tối thiểu 2 năm tính đến thời điểm đề nghị công nhận;

b) Có tối thiểu 30% tổng số hộ trên địa bàn tham gia các hoạt động ngành nghề nông thôn;

c) Chấp hành tốt chính sách, pháp luật của Nhà nước.

Quy định về việc phản ánh, kiến nghị thủ tục hành chính

Cá nhân, tổ chức phản ảnh, kiến nghị về quy định hành chính theo các nội dung sau:

- Những vướng mắc cụ thể trong thực hiện quy định hành chính do hành vi chậm trễ, gây phiền hà hoặc không thực hiện, thực hiện không đúng quy định hành chính của cơ quan, cán bộ, công chức nhà nước như: từ chối thực hiện, kéo dài thời gian thực hiện thủ tục hành chính; tự ý yêu cầu, bổ sung, đặt thêm hồ sơ, giấy tờ ngoài quy định của pháp luật; sánh nhiễu , gây phiền hà, đùn đẩy trách nhiệm; không niêm yết công khai, minh bạch thủ tục hành chính hoặc niêm yết công khai không đầy đủ các thủ tục hành chính tại nơi giải quyết thủ tục hành chính; thủ tục hành chính được niêm yết công khai đã hết hiệu lực thi hành hoặc trái với nội dung thủ tục hành chính được đăng tải trên cơ sở dữ liệu quốc gia về thủ tục hành chính...

- Quy định hành chính không phù hợp với thực tế; không đồng bộ, thiếu thống nhất; không hợp pháp hoặc trái với các điều ước quốc tế mà Việt Nam đã ký kết hoặc gia nhập; những vấn đề khác liên quan đến thủ tục hành chính.

- Đề xuất phương án xử lý những phản ánh nêu trên hoặc có sáng kiến ban hành mới quy định hành chính liên quan đến hoạt động kinh doanh, đời sống nhân dân.

Lưu ý:

- Phản ánh, kiến nghị phải sử dụng ngôn ngữ tiếng Việt; ghi rõ nội dung phản ánh, kiến nghị.

- Ghi rõ tên, địa chỉ, số điện thoại (hoặc địa chỉ thư tín) của cá nhân, tổ chức có phản ánh, kiến nghị;

- Không tiếp nhận phản ánh, kiến nghị liên quan đến khiếu nại, tố cáo và giải quyết khiếu nại, tố cáo.

Gửi phản ánh thủ tục hành chính:( * Bắt buộc)

  • * Họ và tên:
  • * Địa chỉ:
  • * Số điện thoại:
  • Tên TTHC kiến nghị:
  • Công nhận làng nghề truyền thống
  • Phản ánh, kiến nghị:
  • * Vướng mắc, bất cập:
  • Đề xuất (nếu có):
  • * Mã bảo vệ: