Thủ tục Hỗ trợ kinh phí đào tạo chuyển đổi nghề nghiệp; khám bệnh nghề nghiệp; chữa bệnh nghề nghiệp; phục hồi chức năng lao động cho người lao động bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp (TNLĐ, BNN)

Lĩnh vực:Việc làm
Cơ quan trực tiếp thực hiện TTHC:Sở Lao động - Thương binh và Xã hội
Cơ quan có thẩm quyền quyết định:Sở Lao động – Thương binh và Xã hội
Nơi tiếp nhận:Trung tâm phục vụ hành chính công Tỉnh, 01 đường Lê Lai - thành phố Huế (Điện thoại: Điện thoại: 0234.3856868)
Thời gian tiếp nhận:+ Buổi sáng: từ 08 giờ 00 đến 11 giờ 00 + Buổi chiều: từ 14 giờ 00 đến 16 giờ 30

 

- Bước 1: Người sử dụng lao động lập và nộp 01 bộ hồ sơ cho Sở Lao động - Thương binh và Xã hội qua Trung tâm Phục vụ Hành chính công tỉnh, 01 đường Lê Lai - thành phố Huế

- Bước 2: Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ theo quy định, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội quyết định việc hỗ trợ. Trường hợp không hỗ trợ thì phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.

- Bước 3: Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được quyết định hỗ trợ, Bảo hiểm xã hội tỉnh có trách nhiệm giải quyết hỗ trợ.

Cách thức thực hiện:

Nộp hồ sơ tại Trung tâm Phục vụ Hành chính công tỉnh

Địa chỉ: Số 1 Lê Lai, TP Huế, TT Huế

Điện thoại: 0234.3856.868

Đối với các thủ tục hành chính có triển khai dịch vụ công trực tuyến mức độ 3, 4 đề nghị đăng ký tại một trong hai địa chỉ sau:

Cổng Dịch vụ công của tỉnh: https://dichvucong.thuathienhue.gov.vn

Trang thông tin điện tử của Sở: https://sldtbxh.thuathienhue.gov.vn

Tên hồ sơMẫu tải về
a) Thành phần hồ sơ đề nghị hỗ trợ kinh phí đào tạo chuyển đổi nghề nghiệp cho người bị TNLĐ, BNN: - Văn bản đề nghị của người sử dụng lao động đề nghị hỗ trợ kinh phí đào tạo chuyển đổi nghề nghiệp cho người bị TNLĐ, BNN.
- Bản sao chứng từ thanh toán các chi phí đào tạo theo quy định (kèm theo bản chính chứng từ thanh toán để đối chiếu với bản sao).
b) Thành phần hồ sơ đề nghị hỗ trợ kinh phí khám bệnh nghề nghiệp: - Đối với trường hợp đủ điều kiện quy định tại Khoản 1 Điều 11 Nghị định số 37/2016/NĐ – CP của Chính phủ, hồ sơ bao gồm:
+ Văn bản đề nghị hỗ trợ kinh phí khám bệnh nghề nghiệp cho người lao động (theo mẫu).
+ Bản sao có chứng thực kết quả quan trắc môi trường lao động.
+ Hồ sơ xác định mắc bệnh nghề nghiệp của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh nghề nghiệp đủ điều kiện.
- Đối với trường hợp đủ điều kiện quy định tại Khoản 2 Điều 11 Nghị định số 37/2016/NĐ – CP của Chính phủ, hồ sơ bao gồm:
+ Văn bản đề nghị hỗ trợ kinh phí khám bệnh nghề nghiệp cho người lao động (theo mẫu).
+ Bản sao có chứng thực kết quả quan trắc môi trường lao động trong thời gian người lao động làm việc tại đơn vị có nguy cơ bị bệnh nghề nghiệp (nếu có).
+ Hồ sơ xác định mắc bệnh nghề nghiệp của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh nghề nghiệp đủ điều kiện.
+ Bản sao chứng từ thanh toán các chi phí khám bệnh nghề nghiệp theo quy định (kèm theo bản chính chứng từ thanh toán để đối chiếu với bản sao).
c) Thành phần hồ sơ đề nghị hỗ trợ kinh phí chữa bệnh nghề nghiệp: - Văn bản đề nghị hỗ trợ kinh phí chữa bệnh nghề nghiệp cho người lao động (theo mẫu).
- Bản sao có chứng thực hồ sơ xác định mắc bệnh nghề nghiệp của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh nghề nghiệp đủ điều kiện.
- Bản sao giấy ra viện hoặc trích sao hồ sơ bệnh án sau khi chữa bệnh nghề nghiệp.
- Bản sao chứng từ thanh toán chi phí chữa bệnh nghề nghiệp (kèm theo bản chính chứng từ thanh toán để đối chiếu với bản sao).
d) Thành phần hồ sơ đề nghị hỗ trợ kinh phí phục hồi chức năng lao động: - Văn bản đề nghị hỗ trợ kinh phí phục hồi chức năng lao động cho người lao động (theo mẫu).
- Bản sao có chứng thực Biên bản giám định mức suy giảm khả năng lao động của Hội đồng giám định Y khoa.
- Bản sao có chứng thực giấy chuyển viện đến đơn vị phục hồi chức năng lao động của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh đối với trường hợp phải chuyển viện; đối với trường hợp bệnh viện có khoa phục hồi chức năng, bản sao có chứng thực bệnh án có nội dung chuyển bệnh nhân về khoa phục hồi chức năng.
- Bản sao chứng từ thanh toán chi phí phục hồi chức năng, không bao gồm kinh phí cho trang thiết bị hỗ trợ phục hồi chức năng (kèm theo bản chính chứng từ thanh toán để đối chiếu với bản sao).

Số lượng hồ sơ: 01

a) Điều kiện hỗ trợ chuyển đổi nghề nghiệp cho người bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp khi trở lại làm việc:

          Người lao động được hỗ trợ kinh phí đào tạo nghề để chuyển đổi công việc sau khi bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp (quy định tại Điều 55 Luật an toàn, vệ sinh lao động) khi có đủ các điều kiện sau đây:

          -  Suy giảm khả năng lao động do bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp từ 31% trở lên.

          - Được người sử dụng lao động sắp xếp công việc mới thuộc quyền quản lý phù hợp với sức khỏe, nguyện vọng của người lao động nhưng công việc đó cần phải đào tạo nghề để chuyển đổi công việc.

          b) Điều kiện hỗ trợ khám bệnh nghề nghiệp cho người lao động:

          Người lao động được hỗ trợ chi phí khám bệnh nghề nghiệp (theo quy định tại Điểm a Khoản 2 Điều 56 Luật an toàn, vệ sinh lao động) quy định như sau:

          - Đối với đối tượng quy định tại Khoản 1 Điều 2 Nghị định số 37/2016/NĐ-CP  có đủ điều kiện sau đây:

          + Người lao động có thời gian đóng bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp đủ từ 12 tháng trở lên và đang tham gia tính đến tháng liền kề trước của tháng đề nghị hỗ trợ kinh phí khám bệnh nghề nghiệp cho người lao động.

          + Người sử dụng lao động thực hiện quan trắc môi trường lao động theo quy định.

          + Người lao động được đề nghị hỗ trợ kinh phí khám bệnh nghề nghiệp là người đã được phát hiện bệnh nghề nghiệp tại các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh nghề nghiệp đủ điều kiện.

          - Đối với đối tượng quy định tại Khoản 3 Điều 2 Nghị định số 37/2016/NĐ-CP khi đi khám phát hiện bệnh nghề nghiệp phải còn trong thời gian bảo đảm bệnh nghề nghiệp theo quy định của Bộ trưởng Bộ Y tế.

          c) Điều kiện hỗ trợ kinh phí chữa bệnh nghề nghiệp cho người lao động:

          Người lao động được hỗ trợ chữa bệnh nghề nghiệp (theo quy định tại Điểm a Khoản 2 Điều 56 Luật an toàn, vệ sinh lao động) quy định như sau:

          - Đối với đối tượng quy định tại Khoản 1 Điều 2 Nghị định số 37/2016/NĐ-CP có đủ điều kiện sau đây:

          + Đã được chẩn đoán bị bệnh nghề nghiệp tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh nghề nghiệp đủ điều kiện.

          + Đã tham gia bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp cho người lao động đủ 12 tháng trở lên và đang được tham gia tính đến tháng liền kề trước của tháng đề nghị hỗ trợ kinh phí khám bệnh nghề nghiệp cho người lao động.

          + Người sử dụng lao động đóng bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp cho người lao động trong thời gian người lao động làm các nghề, công việc có nguy cơ bị bệnh nghề nghiệp.

          + Người sử dụng lao động đã tổ chức khám, phát hiện bệnh nghề nghiệp cho người lao động theo quy định.

          - Đối với đối tượng quy định tại Khoản 3 Điều 2 Nghị định số 37/2016/NĐ-CP đã đóng bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp trong thời gian làm việc trong các nghề, công việc có nguy cơ bị bệnh nghề nghiệp và trong thời gian bảo đảm bệnh nghề nghiệp.

          d) Điều kiện hỗ trợ kinh phí phục hồi chức năng cho người lao động:

          Người lao động được hỗ trợ kinh phí phục hồi chức năng lao động (theo quy định tại Điểm b Khoản 2 Điều 56 Luật an toàn, vệ sinh lao động) quy định như sau:

          - Được cơ sở khám bệnh, chữa bệnh chỉ định phục hồi chức năng lao động.

          - Suy giảm khả năng lao động từ 31% trở lên do tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp.

Quy định về việc phản ánh, kiến nghị thủ tục hành chính

Cá nhân, tổ chức phản ảnh, kiến nghị về quy định hành chính theo các nội dung sau:

- Những vướng mắc cụ thể trong thực hiện quy định hành chính do hành vi chậm trễ, gây phiền hà hoặc không thực hiện, thực hiện không đúng quy định hành chính của cơ quan, cán bộ, công chức nhà nước như: từ chối thực hiện, kéo dài thời gian thực hiện thủ tục hành chính; tự ý yêu cầu, bổ sung, đặt thêm hồ sơ, giấy tờ ngoài quy định của pháp luật; sánh nhiễu , gây phiền hà, đùn đẩy trách nhiệm; không niêm yết công khai, minh bạch thủ tục hành chính hoặc niêm yết công khai không đầy đủ các thủ tục hành chính tại nơi giải quyết thủ tục hành chính; thủ tục hành chính được niêm yết công khai đã hết hiệu lực thi hành hoặc trái với nội dung thủ tục hành chính được đăng tải trên cơ sở dữ liệu quốc gia về thủ tục hành chính...

- Quy định hành chính không phù hợp với thực tế; không đồng bộ, thiếu thống nhất; không hợp pháp hoặc trái với các điều ước quốc tế mà Việt Nam đã ký kết hoặc gia nhập; những vấn đề khác liên quan đến thủ tục hành chính.

- Đề xuất phương án xử lý những phản ánh nêu trên hoặc có sáng kiến ban hành mới quy định hành chính liên quan đến hoạt động kinh doanh, đời sống nhân dân.

Lưu ý:

- Phản ánh, kiến nghị phải sử dụng ngôn ngữ tiếng Việt; ghi rõ nội dung phản ánh, kiến nghị.

- Ghi rõ tên, địa chỉ, số điện thoại (hoặc địa chỉ thư tín) của cá nhân, tổ chức có phản ánh, kiến nghị;

- Không tiếp nhận phản ánh, kiến nghị liên quan đến khiếu nại, tố cáo và giải quyết khiếu nại, tố cáo.

Gửi phản ánh thủ tục hành chính:( * Bắt buộc)

  • * Họ và tên:
  • * Địa chỉ:
  • * Số điện thoại:
  • Tên TTHC kiến nghị:
  • Thủ tục Hỗ trợ kinh phí đào tạo chuyển đổi nghề nghiệp; khám bệnh nghề nghiệp; chữa bệnh nghề nghiệp; phục hồi chức năng lao động cho người lao động bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp (TNLĐ, BNN)
  • Phản ánh, kiến nghị:
  • * Vướng mắc, bất cập:
  • Đề xuất (nếu có):
  • * Mã bảo vệ:

Thủ tục cùng lĩnh vực

Tên thủ tụcMức độ
Đề nghị việc sử dụng người chưa đủ 13 tuổi làm việcToàn trình
Cấp giấy phép lao động cho người lao động nước ngoài làm việc tại Việt NamToàn trình
Cấp lại giấy phép lao động cho người lao động nước ngoài làm việc tại Việt NamToàn trình
Hỗ trợ chi phí ban đầu cho người lao động khác ngoài nhóm đối tượng người dân tộc thiểu số, người thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo, thân nhân người có công với cách mạng, người thuộc hộ thu hồi đất nông nghiệp theo quy định pháp luật đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồngToàn trình
Xác nhận người lao động nước ngoài không thuộc diện cấp giấy phép lao độngToàn trình
Báo cáo giải trình nhu cầu, thay đổi nhu cầu sử dụng người lao động nước ngoàiToàn trình
Cấp giấy phép hoạt động dịch vụ việc làm của doanh nghiệp hoạt động dịch vụ việc làmToàn trình
Cấp lại giấy phép hoạt động dịch vụ việc làm của doanh nghiệp hoạt động dịch vụ việc làmToàn trình
Gia hạn giấy phép hoạt động dịch vụ việc làm của doanh nghiệp hoạt động dịch vụ việc làmToàn trình
Giải quyết hỗ trợ kinh phí đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ kỹ năng nghề để duy trì việc làm cho người lao độngToàn trình
Hỗ trợ cho người lao động thuộc đối tượng là người dân tộc thiểu số, người thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo, thân nhân người có công với cách mạng đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồngToàn trình
Đăng ký hợp đồng cá nhânToàn trình
Nhận lại tiền ký quỹ của doanh nghiệp đưa người lao động đi đào tạo, nâng cao trình độ, kỹ năng nghề ở nước ngoài (hợp đồng dưới 90 ngày)Toàn trình
Đề nghị tuyển người lao động Việt Nam vào các vị trí công việc dự kiến tuyển người lao động nước ngoàiToàn trình
Gia hạn giấy phép lao động cho người lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam (cấp Tỉnh).Toàn trình
Thu hồi Giấy phép hoạt động dịch vụ việc làm của doanh nghiệp hoạt động dịch vụ việc làmToàn trình
Rút tiền ký quỹ của doanh nghiệp hoạt động dịch vụ việc làmToàn trình
Đăng ký hợp đồng nhận lao động thực tập dưới 90 ngàyToàn trình
Đăng ký hợp đồng lao động trực tiếp giao kếtToàn trình