Cấp lại Giấy chứng nhận cơ sở an toàn dịch bệnh động vật (trên cạn và thủy sản) đối với cơ sở có Giấy chứng nhận hết hiệu lực do xảy ra bệnh hoặc phát hiện mầm bệnh tại cơ sở đã được chứng nhận an toàn hoặc do không thực hiện giám sát, lấy mẫu đúng, đủ số lượng trong quá trình duy trì điều kiện cơ sở sau khi được chứng nhận

Thông tin chung

Lĩnh vực:Thú y
Cơ quan trực tiếp thực hiện TTHC:Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
Nơi tiếp nhận:Trung tâm phục vụ hành chính công Tỉnh, 01 đường Lê Lai - thành phố Huế (Điện thoại: 0234.3856868)
Thời gian tiếp nhận:Từ thứ 2 đến thứ 6 và sáng thứ 7 hàng tuần (trừ các ngày nghỉ Lễ theo quy định)

Trình tự thực hiện

1.  Đối với tổ chức cá nhân:

Cơ sở có Giấy chứng nhận cơ sở an toàn dịch bệnh động vật hết hiệu lực trong các trường hợp do xảy ra bệnh hoặc phát hiện mầm bệnh tại cơ sở đã được chứng nhận an toàn; không thực hiện giám sát, lấy mẫu đúng, đủ số lượng theo quy định tại điểm a khoản 3 Điều 50; không khắc phục lỗi theo quy định tại khoản 3 Điều 43 của Thông tư số 14/2016/TT-BNNPTNT có nhu cầu đăng ký cấp Giấy chứng nhận cơ sở ATDB động vật.

2. Đối với Chi cục Chăn nuôi và Thú y tỉnh:

2.1. Trường hợp xảy ra bệnh hoặc phát hiện mầm bệnh tại cơ sở đã được chứng nhận an toàn; không thực hiện giám sát, lấy mẫu đúng, đủ số lượng theo quy định, thực hiện Giám sát theo quy định tại điểm b khoản 2 Điều 18 của Thông tư số 14/2016/TT-BNNPTNT:

- Bước 1: Khi có nhu cầu của chủ cơ sở, Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn có Giấy chứng nhận cơ sở an toàn dịch bệnh động vật hết hiệu lực do xảy ra bệnh hoặc phát hiện mầm bệnh tại cơ sở đã được chứng nhận an toàn; không thực hiện giám sát, lấy mẫu đúng, đủ số lượng theo quy định đăng ký cấp lại Giấy chứng nhận cơ sở an toàn dịch bệnh động vật, nếu hồ sơ đầy đủ thì bộ phận “một cửa” lập Giấy biên nhận hồ sơ theo quy định tại Quy trình tiếp nhận và trả kết quả giải quyết TTHC và trình lãnh đạo Chi cục giải quyết, sau đó chuyển cho phòng Quản lý dịch bệnh.

- Bước 2: Trong thời hạn 3 ngày làm việc kể từ khi nhận đủ hồ sơ, cán bộ phòng Quản lý dịch bệnh được phân công có trách nhiệm kiểm tra tính hợp lệ của hồ sơ. Nếu hồ sơ không đảm bảo, lập văn bản thông báo lý do và trình Trưởng phòng và Lãnh đạo Chi cục ký và chuyển lại cho bộ phận “một cửa” hướng dẫn cho tổ chức, công dân bổ sung hoặc chỉnh sửa. Nếu hồ sơ đảm bảo thì tiến hành thành lập Đoàn đánh giá theo quy định tại khoản 1 Điều 29 của Thông tư số 14/2016/TT-BNNPTNT.

- Bước 3: Trong thời hạn 5 ngày làm việc kể từ ngày thành lập, Đoàn đánh giá tiến hành kiểm tra, đánh giá cơ sở.

- Bước 4: Trong thời hạn 5 ngày làm việc kể từ ngày kết thúc việc kiểm tra tại cơ sở hoặc kể từ ngày nhận kết quả xét nghiệm bệnh theo quy định tại điểm đ khoản 3 Điều 47 của Thông tư số 14/2016/TT-BNNPTNT, Chi cục cấp Giấy chứng nhận cho cơ sở đạt yêu cầu. Trường hợp không cấp Giấy chứng nhận, Chi cục sẽ trả lời bằng văn bản nêu rõ lý do và hướng dẫn cơ sở khắc phục các nội dung chưa đạt yêu cầu.

2.2. Trường hợp không khắc phục lỗi theo quy định tại khoản 3 Điều 43, thực hiện theo quy định tại Điều 32 của Thông tư số 14/2016/TT-BNNPTNT:

- Bước 1: Khi có nhu cầu của chủ cơ sở, Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn có Giấy chứng nhận cơ sở an toàn dịch bệnh động vật hết hiệu lực do không khắc phục lỗi theo quy định tại khoản 3 Điều 43 của Thông tư số 14/2016/TT-BNNPTNT đăng ký cấp lại Giấy chứng nhận cơ sở an toàn dịch bệnh động vật, nếu hồ sơ đầy đủ thì bộ phận “một cửa” lập Giấy biên nhận hồ sơ theo quy định tại Quy trình tiếp nhận và trả kết quả giải quyết TTHC và trình lãnh đạo Chi cục giải quyết, sau đó chuyển cho phòng Quản lý dịch bệnh.

- Bước 2: Trong thời hạn 5 ngày làm việc kể từ khi nhận đủ hồ sơ, cán bộ phòng Quản lý dịch bệnh được phân công có trách nhiệm kiểm tra tính hợp lệ của hồ sơ. Nếu hồ sơ không đảm bảo, lập văn bản thông báo lý do và trình Trưởng phòng và Lãnh đạo Chi cục ký và chuyển lại cho bộ phận “một cửa” hướng dẫn cho tổ chức, công dân bổ sung hoặc chỉnh sửa. Nếu hồ sơ đảm bảo thì tiến hành thành lập Đoàn đánh giá theo quy định tại khoản 1 Điều 29 của Thông tư số 14/2016/TT-BNNPTNT.

- Bước 3: Trong thời hạn 5 ngày làm việc kể từ ngày thành lập Đoàn thẩm định, Đoàn đánh giá tiến hành kiểm tra, đánh giá các nội dung không đạt yêu cầu tại cơ sở theo quy định tại khoản 2 Điều 30 của Thông tư số 14/2016/TT-BNNPTNT.

- Bước 4: Trong thời hạn 5 ngày làm việc kể từ ngày kết thúc kiểm tra tại cơ sở hoặc kể từ ngày nhận kết quả xét nghiệm bệnh theo quy định tại khoản 3 Điều 30 của Thông tư số 14/2016/TT-BNNPTNT; Chi cục cấp Giấy chứng nhận cho cơ sở đạt yêu cầu; trường hợp không cấp Giấy chứng nhận, Chi cục trả lời bằng văn bản nêu rõ lý do và hướng dẫn cơ sở khắc phục các nội dung chưa đạt yêu cầu

Cách thức thực hiện:

Gửi hồ sơ trực tiếp tại BPMC hoặc gửi qua đường bưu  điện hoặc thư điện tử (email) đến Chi cục Chăn nuôi và Thú y tỉnh hoặc thông qua dịch vụ công trực tuyến của tỉnh

Yêu cầu thêm

Không

Hồ sơ kèm theo

Tên hồ sơMẫu tải về
Đơn hoặc Văn bản đề nghị của Chủ tịch UBND xã đăng ký cấp Giấy chứng nhận cơ sở an toàn dịch bệnh động vật (phụ lục VIa, VIb, ban hành kèm theo Thông tư số 14/2016/TT-BNNPTNT) ()Tải về
Báo cáo kết quả thực hiện quy định tại khoản 3 của một trong các Điều 9,16 của Thông tư số 14/2016/TT-BNNPTNT ()
Báo cáo kết quả khắc phục các nội dung chưa đạt yêu cầu. ()
Bản sao các kết quả xét nghiệm ()

Số lượng hồ sơ: 01

Căn cứ pháp lý

Văn bản quy phạm pháp luật
Thông tư số 14/2016/TT-BNNPTNT của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành ngày 02/06/2016
Thông tư số 101/2020/TT-BTC của Bộ Tài chính ban hành ngày 23/11/2020 V/v quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý phí, lệ phí trong công tác thú y
Thông tư số 283/2016/TT-BTC của Bộ Tài chính ban hành ngày 14/11/2016

SỞ TƯ PHÁP - TỈNH THỪA THIÊN HUẾ