Giải quyết việc nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài trong trường hợp trẻ em có nhu cầu chăm sóc đặc biệt

Thông tin chung

Lĩnh vực:Nuôi con nuôi
Cơ quan trực tiếp thực hiện TTHC:Sở Tư pháp
Cơ quan phối hợp thực hiện: Sở Lao động – Thương binh và Xã hội; Cơ quan công an tỉnh.
Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Cục Con nuôi, Bộ Tư pháp; Sở Tư pháp; Ủy ban nhân dân tỉnh.
Nơi tiếp nhận:Trung tâm phục vụ hành chính công Tỉnh, 01 đường Lê Lai - thành phố Huế (Điện thoại: 0234.3856868)
Thời gian tiếp nhận:Từ thứ 2 đến thứ 6 và sáng thứ 7 hàng tuần (trừ các ngày nghỉ Lễ theo quy định)

Trình tự thực hiện

- Cơ sở nuôi dưỡng lập danh sách trẻ em kèm hồ sơ của trẻ xin ý kiến Sở Lao động - Thương binh và Xã hội và chuyển danh sách tới Sở Tư pháp sau khi có ý kiến đồng ý của Sở Lao động - Thương binh và Xã hội.

- Sở Tư pháp gửi Cục Con nuôi danh sách trẻ em có nhu cầu chăm sóc đặc biệt để Cục Con nuôi đề nghị các Văn phòng con nuôi nước ngoài hỗ trợ khám sức khỏe chuyên sâu, chăm sóc y tế và tìm gia đình thay thế ở nước ngoài cho trẻ em.

- Sở Tư pháp xác nhận trẻ em đủ điều kiện làm con nuôi nước ngoài chuyển hồ sơ cho Cục Con nuôi, Bộ Tư pháp;

- Văn phòng con nuôi nước ngoài nộp hồ sơ của người nước ngoài có nguyện vọng nhận trẻ em có nhu cầu chăm sóc đặc biệt làm con nuôi tại Cục Con nuôi, Bộ Tư pháp;

- Cục Con nuôi kiểm tra, thẩm định hồ sơ của người nước ngoài nhận trẻ em có nhu cầu chăm sóc đặc biệt làm con nuôi;

- Cục Con nuôi thông báo kết quả tìm gia đình thay thế ở nước ngoài cho trẻ em có nhu cầu chăm sóc đặc biệt cho Cơ quan con nuôi Trung ương của nước ngoài hữu quan và người nhận con nuôi về việc chấp thuận cho nhận đích danh trẻ em làm con nuôi;

- Văn phòng con nuôi nước ngoài gửi văn bản của cha mẹ nuôi đồng ý nhận trẻ làm con nuôi và văn bản của cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài về việc trẻ em sẽ được nhập cảnh và thường trú tại nước đó;

- Cục Con nuôi chuyển hồ sơ của người nhận con nuôi cho Sở Tư pháp nơi trẻ em được nhận làm con nuôi thường trú để trình Ủy ban nhân dân tỉnh ra quyết định cho nhận con nuôi.

- Ủy ban nhân dân tỉnh ra quyết định cho trẻ em làm con nuôi người nước ngoài;

- Sau khi có quyết định của Ủy ban nhân dân tỉnh, Sở Tư pháp thông báo cho người nhận con nuôi đến Việt Nam để nhận con nuôi;

- Sở Tư pháp đăng ký việc nuôi con nuôi và tổ chức lễ giao nhận con nuôi;

- Bộ Tư pháp cấp Giấy chứng nhận việc nuôi con nuôi nước ngoài.

Cách thức thực hiện:

Nộp hồ sơ trực tiếp tại Cục Con nuôi, Bộ Tư pháp.

Yêu cầu thêm

Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính:

- Người xin nhận con nuôi có đủ các điều kiện sau:

+ Có năng lực hành vi dân sự đầy đủ;

+ Hơn con nuôi từ 20 tuổi trở lên;

+ Có điều kiện về sức khỏe, kinh tế, chỗ ở bảo đảm việc chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con nuôi;

+ Có tư cách đạo đức tốt.

- Người được nhận làm con nuôi phải dưới 16 tuổi, và từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi đối với trường hợp được cha dượng, mẹ kế, cô, cậu, dì, chú, bác ruột nhận làm con nuôi.

Hồ sơ kèm theo

Tên hồ sơMẫu tải về
- Hồ sơ xin nhận con nuôi bao gồm: + Đơn xin nhận con nuôi; (Bản chính)Tải về
+ Bản sao Hộ chiếu hoặc giấy tờ có giá trị thay thế; (Bản chính)
+ Văn bản cho phép được nhận con nuôi ở Việt Nam; (Bản chính)
+ Bản điều tra tâm lý, gia đình; (Bản chính)
+ Văn bản xác nhận tình trạng sức khỏe; (Bản chính)
+ Văn bản xác nhận thu nhập và tài sản; (Bản chính)
+ Phiếu lý lịch tư pháp; (Bản chính)
+Văn bản xác nhận tình trạng hôn nhân.Các giấy tờ nêu trên do cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài cấp phải được dịch sang tiếng Việt Nam và hợp pháp hoá lãnh sự tại Cơ quan đại diện Ngoại giao hoặc Cơ quan Lãnh sự của Việt Nam ở nước ngoài, trừ trường hợp được miễn hợp pháp hóa lãnh sự theo Điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên hoặc theo nguyên tắc có đi có lại. (Bản chính)

Số lượng hồ sơ: 02

Ghi chú thành phần hồ sơ: Các giấy tờ nêu trên do cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài cấp phải được dịch sang tiếng Việt Nam và hợp pháp hoá lãnh sự tại Cơ quan đại diện Ngoại giao hoặc Cơ quan Lãnh sự của Việt Nam ở nước ngoài, trừ trường hợp được miễn hợp pháp hóa lãnh sự theo Điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên hoặc theo nguyên tắc có đi có lại.

Căn cứ pháp lý

Văn bản quy phạm pháp luật
Nghị định số 19/2011/NĐ-CP của Chính phủ ban hành ngày 21/03/2011
Thông tư số 24/2014/TT-BTP của ban hành ngày 29/12/2014
Thông tư số 21/2011/TT-BTP của Bộ Tư pháp ban hành ngày 21/11/2011
Thông tư số 15/2014/TT-BTP của Bộ Tư pháp ban hành ngày 20/05/2014
Nghị định số 114/2016/NĐ-CP của Chính phủ ban hành ngày 08/07/2016

SỞ TƯ PHÁP - TỈNH THỪA THIÊN HUẾ